BÀN VỀ PHÙ SƠN.
Thứ tư - 26/08/2020 16:53

Tọa Sơn không cần Bổ, chỉ nên Phù khởi (giúp đỡ để dấy lên), không nên Khắc đảo, Khắc đảo thời Hung. Thế nào gọi là phù khởi? Tọa Sơn có Cát tinh chiếu tới, không Đại Hung sát chiếm, và lại Bát Tự hợp nhau, không xung không khắc; tức là Phù vậy.
Như Tọa Sơn cùng khí với Long, thì Bổ Long tức là để Bổ Sơn, như Nhâm Quý Long làm Tý Sơn Ngọ Hướng, đó là Long cùng với Sơn đều thuộc Thủy, dùng cục Thân Tý Thìn được. Nếu Long với Sơn không cùng khí với nhau, thì chỉ lấy Bổ Long làm chủ mà Tọa Sơn thì có Cát tinh và không hung sát tức là tốt.
Tịch Mậu nói: phép “ bổ thân ” hay Sơn cũng lấy Thiên Can, Địa Chi, hoặc Tỉ trợ, hoặc tác hợp, đều nên Vượng Tướng có lực, rất kỵ Khắc, Hại, Xung, Phá, mà lại phần nhiều đón Cát tránh Hung. Nhưng tóm lại, không bằng lấy Song Sơn mà hội với Tam Hợp, như Hợi Mão Mùi Sơn nên dùng cục Mộc, thì Càn Giáp Đinh Sơn cũng nên dùng cục Mộc; Dần Ngọ Tuất Sơn nên dùng cục Hỏa, thì Cấn Bính Tân Sơn cũng nên dùng cục Hỏa. Tị Dậu Sửu Sơn nên dùng cục Kim, thì Tốn Canh Quý Sơn cũng nên dùng cục Kim. Thân Tý Thìn Sơn nên dùng cục Thủy, thì Khôn nhâm Ất sơn cũng nên dùng cục Thủy. Vì Nhâm với Tý cùng cung, Quý với Sửu cùng cung, Càn với Hợi cùng cung, Cấn với Dần cùng cung, 1 Can 1 Chi, đều cùng phối hợp nhau. Cho nên, Dương Công nói: 24 Sơn song song dậy, ít có thời sư thông nghĩa ấy (xét Dương công nói thế, là vì “Tiêu Sa, Nạp Thủy" mà nói, chứ không phải vì Tuyển Trạch mà nói, bèn dắt dẫn rời đôi để làm chứng, thì lại lấy làm lạ gì Đẩu Thủ đầy tràn tan tác của các Nhà ư!). Cho nên nói Song Sơn Ngũ Hành, lấy Song Sơn mà thành Ám Hợp.
Cho nên Lại Công nói: Càn Giáp Đinh, Hợi Mão Mùi Tham Lang, lôi đi Khôn Nhâm Ất; Thân Tý Thìn, Văn Khúc thò đầu ra. Cấn Bính Tân , Dần Ngọ Tuất, ngôi ngôi là Liêm Trinh; Tốn Canh Quý, Tị Dậu Sửu, đều từ Vũ Khúc mà đến.
Sở dĩ bài ca Thiên Kim có câu: cốt yếu 2 thứ là Tọa Hướng gặp Tam Hợp, đều là chỉ Sơn mà nói (xét bài Ca Thiên Kim nói Tam Hợp ấy lấy Long Sơn mà chọn dùng Tam Hợp tháng, há phải Long Sơn Tam Hợp này đâu nhầm lắm!). Không thế thì 12 Chi mới có Sơn Tam Hợp, Tứ Duy, Bát Can theo đó được có Tam hợp ư! (xét 24 Sơn theo Song Sơn Tam Hợp, thì lý cũng hợp, nhưng 2 sơn Tốn Tân mà dùng cục Song sơn Tam hợp, thì là cục Quỷ Sát: Đại Hung. Đến như Cấn Bính Canh Quý Càn Giáp Đinh Khôn Nhâm Ất tất cả 10 sơn đều dùng cục Song Sơn Tam hợp, không phải Mão Tị hướng tức là cục Tài, đều Cát, là cũng không ngại, nhưng xét không phải ý Tạo Mệnh của Dương Công ).
Người xưa Bổ Sơn chuyên trọng Tam Hợp, thực là lấy sức của Tam Hợp lớn vậy. Đời sau Tạo Mệnh, có kẻ chuyên dùng Chính Ngũ Hành là không phải. (Xét Tịch Mậu có 1 cuốn sách bàn về Thể Dụng của Tuyển trạch cùng là biện bạch về Cát, Hung, Thần sát, với lại bài bác cái nhầm của phép Đấu Thủ của các Nhà, đều phù hợp với ý bí mật của Dương Công, chỉ duy bàn về một điều Bổ Sơn, dẫn dắt Song Sơn Tam Hợp lại chê trách việc dùng Chính Ngũ Hành là không phải, thế là mất hết chủ kiến bản lai).
Nay Chính Ngũ Hành dùng để bàn về Long không nên dùng để bàn về Sơn. Song sơn Tam Hợp dùng để bàn về Sơn, không nên dùng để bàn về Long, đó là lời bàn không thể thay đổi được (xét Dương Công Bổ Long, Bổ Sơn đều dùng Chính Ngũ Hành mà không Song sơn Tam hợp. Nhưng Tạo mệnh lấy Bổ Long làm trọng, mà Tọa sơn thì chỉ lấy không Hung sát chiêm phạm, và không xung sát nhau. Đến như Sơn với Long cùng khí, thì Bổ Sơn, Bổ Long đều 1 thể, chứ không hai trí. Xét cách của khóa xưa, thì rõ lắm, không đợi phải biện bạch). Bổ sơn dùng Tam Hợp hoàn toàn xem Nguyệt lệnh làm chủ, tháng Sinh, tháng Vượng cố nhiên là được lệnh, tức như tháng Mộ cũng là xem như Vượng, vì Sinh, Vượng, Mộ tóm thuộc một nhà Tam Tự cũng bất tất hạn định hoàn toàn, có nhị Tự cũng là cục khá hoàn toàn. Trong Tứ Trụ hợp thành Tam Tự, bên trong có thể thu xếp dùng 1 chữ, như cục Thân Tý Thìn, hoặc 2 Thân 1 Tý, hoặc 2 Thìn 1 Tý. Trong 3 chữ Thân Tý Thìn thì 2 chữ Thân Thìn thiếu 1 chữ không hại gì nhưng chữ Tý hẳn không thể thiếu được.
Vì Tam hợp lấy Vượng làm bản vị, chính vị không thể thiếu được (xét lý thì cũng phải, nhưng xét cục Tam hợp ở các Khóa đời xưa cũng không lấy hết, chỉ tháng Vượng gọi là cục Đế Vượng), các cục khác cũng dùng như thế mà suy ra; cho nên nói: “ Thân Khỉ dù gặp sừng Rồng, không Tý hóa Thủy cũng không thành, miệng Hổ dù gặp Tuất hỏa không Ngọ hội, Hỏa cũng không thành, đầu Rắn nếu thấy Sửu trâu, không Dậu hội, Kim cũng không thành, Hợi lợn (heo) nếu gặp Mùi Dê, không Mão hội, Mộc cũng không thành” là nói thế đó. (Cái này theo NCd thì Ncd mình đã có đăng trên diễn đàn rồi, là ngoài Tam Hợp Cục còn có Bán Tam Hợp, chỉ có từ Vị ở giửa hợp riêng với 2 bên trái phải mà thôi, nếu chỉ có đầu cuối của Tam Hợp thì vẫn không thành cục)
Thế nào gọi là khắc đảo? Thái Tuế xung Sơn thì đảo ngược, năm Tam Sát Âm Phủ khắc là Phục binh, là đại họa. Chiêm sơn thì đảo (chế sát thì khắc sơn) đó là Hung thần khẩn yếu vế Khai Sơn: chớ tạo, chớ táng là nên.
Niên gia Thiên Địa Quan phù đến Sơn, đợi tháng phi ra quẻ khác, lấy Cát tinh chiếu tới, hoặc Thái Dương, hoặc Tử Bạch, hoặc Tam Kỳ, Chư đức, trong số ấy được một hai Cát tinh chiếu tới, lại có thể được phúc. Vì Thiên Quan phù, là vị Lâm quan, lại có tên là Tuế đức phương. Địa quan Phù là vị chữ Định, lại có tên là Hiên tinh, lại có tên là Tuế đức hợp, đều khá cát khá hung, không phải là Đại hung sát, nhưng cốt yếu cát tinh đến, kỵ Hoàn cung, kỵ bản nguyệt, kỵ vượng nguyệt, hướng cô cũng thế. Còn các thần sát khác, để đấy không bàn.
Phàm Thái Tuế cô sơn, chồng chất Mậu Kỷ, Âm Phủ niên khắc, là Đả Đầu Hỏa: đại hung; chồng chất Kim Thần là Thứ Hung. Nếu không chồng chất vài hung nầy, mà lấy 8 chữ hùa vào, hoặc Tam Hợp hợp vào, lại Tam Kỳ của bát Tiết cùng tới là Thượng Cát, phát phúc rất bền lâu.
Phàm Nhật, Nguyệt, Kim, Thủ,y Tử, Bạch, Kỳ, Đức được 1,2 cái tới Sơn là Đại Cát.
Phàm Bát Tự tứ trụ có Lộc, Mã, Quý Nhân mà tới Sơn, tới Hướng là Đại Cát Như Dần Sơn, phần nhiều dùng chữ Giáp, Giáp Sơn phần nhiều dùng chữ Dần, gọi tên là Đôi Lộc cách. Cách khác cũng cùng thế mà suy ra. (Phàm dùng Lộc Mã Quý nhân, kỵ rơi vào chỗ Tuần không).
Phàm Chân Lộc Mã Quý Nhân của Chủ Mệnh, lấy Thái Tuế vào cung giửa, độn đến Sơn Hướng là rất Cát.
Phàm tuế Quý, Tuế Lộc, Tuế Mã, lấy Nguyệt kiến vào cung giửa, độn đến Sơn Hướng là thứ cát. (Phàm độn Tuế, Mệnh Lộc và Quý nhân ở trong 1, 2 tuần mà tới thì phúc lộc lực tối đại; trong 3,4 tuần mà tới ấy là Thứ cát; nếu trong 5,6 tuần mà tới ấy là không lực vậy).
Xét ngày giờ mà lấy Tuế Mệnh Lộc Mã Quý nhân cũng lấy ngày giờ sở dụng vào cung giữa mà độn lấy.
Phàm Bát tự nên phù Sơn, hợp Sơn, hoặc cùng với Sơn hùa vào giúp nhất khí; hoặc Ấn thụ sinh Sơn, hoặc Lộc, Quý tới Sơn đều cát. Rất kỵ Địa Chi cùng xung nhau, thứ nhì kỵ Thiên Can khắc Sơn. Duy Thìn Tuất Sửu Mùi Sơn không kỵ xung lắm, nhưng Tuế xung cũng Hung. Trong Nhật Nguyệt thì chỉ một chữ xung cũng được, xung nhiều cũng phá mà hung.
Phàm trong Tứ trụ có Nạp Âm khắc Sơn, như Niên khắc, Nguyệt khắc, kỵ Tu Tạo không thể chế được, nếu Táng thì lấy Nhật, Nguyệt Nạp Âm mà chế, nếu chế thì nên lệnh khắc, hưu tù là ổn.
Phàm nhà ở nguyên có nóc, mà Tu Sơn gồm bàn cả phương, kỵ Đại Tướng Quân, Đại Nguyệt Kiến(tháng đủ), Tiểu Nhi Sát với lại Kim Thần Thất Sát, vài sao ấy chỉ có Kim Thần có thể chế được, mà về tháng mùa thu thì khó chế. Đại Tướng Quân phi ra quẻ khác không hại, về cùng thì Hung, Cát nhiều thì không hại. Đây là kỵ tu Sơn, tu Phương, không kỵ an táng.
Niên gia Đả Đầu Hỏa, với lại nguyệt gia Phi cung Đả Đầu Hỏa, Bính Đinh hỏa, Cô sơn, Cô hướng, kỵ tu tạo, không kỵ táng.
Nguyệt gia Thiên Địa Quan phù .Cô Sơn Hướng trung cung được Nguyệt gia Tử Bạch cùng tới, lại có khí: không kỵ ở nơi thành thị, Long xa khó lường được, nên bổ Tọa sơn cùng phép bổ Long. Nhà ở tọa sơn thì hệ trọng cùng với mô tả không đồng nhau

(St)


 

Tổng số điểm của bài viết là: 7 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
2011 Phong Thủy Phương Đông