CƠ SỞ TOÁN và Ý NGHĨA TRIẾT CỦA THÁI ẤT
Thứ tư - 23/12/2020 10:55

Tác phẩm “Thái Ất Thần Kinh” là tên cuốn sách nổi tiếng của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585), danh nhân văn hóa lớn của Việt nam (sinh trước Galileo Galile 73 năm ) . Đây là tác phẩm nghiên cứu mối quan hệ Thiên văn – Địa lý – Sinh mệnh. Nó thuộc khoa học dự báo, trình bày dưới hình thức vận hành của các sao và được khái quát hoá thành các “Thần”.

Thái Ất Thần Kinh có nguồn gốc từ rất xa xưa và được phát triển bởi những nghiên cứu chiêm tinh học từ thế kỷ thứ V- TCN ở cả các quốc gia Âu cũng như Á. Con người đã cố gắng tìm hiểu mối quan hệ giữa những biến đổi Thiên văn – Thời tiết – Dịch bệnh – Mùa màng và các biến động xã hội.

Trong cuộc sống, con người luôn ngước mắt nhìn bầu trời, và sau này cùng với sự hỗ trợ của các công cụ thiên văn, bắt đầu hiểu rằng sự sống trên Trái Đất không thể tách rời sự vận động của các tinh tú. Con người ngày nay đã phát hiện ra rằng vũ trụ chứa đựng hàng trăm tỉ thiên hà. Còn Thái dương hệ của chúng ta chỉ là một trong số 200 tỉ các nhóm sao nằm trong Thiên hà Milky Way…

Bản thân Thái dương hệ của chúng ta cũng đang liên tục di chuyển tuần hoàn trong Thiên hà Milky Way với chu kỳ khoảng 250 triệu năm (năm của Trái Đất xấp xỉ 365 ngày). Đó chính là nguyên nhân của những biến đổi khí hậu khắc nghiệt diễn ra trên hành tinh xanh của chúng ta với những giai đoạn kéo dài hàng triệu năm.

Với những con số vừa nêu, ta sẽ giật mình tự hỏi: Trái Đất của chúng ta là cái gì? Hạt bụi nhỏ bé đó phải chăng không chịu tác động gì của các thông tin đến từ vũ trụ?

Từ thời Tam Hoàng – Ngũ Đế (thế kỷ XX TCN), chòm sao Bắc đẩu (vì có hình chiếc ghế) đã luôn được con người chú ý quan sát và tìm thấy những thông tin dự báo về thời tiết và mùa màng.  Sao Thái Ất được gán với ngôi sao sáng nhất của chòm sao nay và được coi là “Thần Trời”. Sao Thái Ất cũng được xem là biểu tượng của đấng quân vương cai trị thế gian.

Với quá trình “Chiêm” và “Nghiêm” hơn 4000 năm cùng với sự nghiền ngẫm và được tạo lập bởi nhiều bộ óc lỗi lạc qua những tác phẩm như “Kỳ Môn Độn Giáp” của Khổng Minh Gia Cát (181 – 234 TL) và “Thái Nhâm” của Phong Thuỷ Đại Sư Lưu Bá Ôn (1310 – 1375 TL), khiến Thái Ất học ngày càng có chỗ đứng vững vàng trong khoa học “Lý Thiên – Lý Địa – Lý Nhân”. Tiếp thu sự phát triển của Đạo học, Dịch học và học thuyết Âm Dương – Ngũ hành, Trình Quốc Công – Nguyễn Bỉnh Khiêm đã có sự tổng hợp các kiến thức để cho ra đời “Thái Ất Thần Kinh”. Nhà bác học Lê Quý Đôn (1726 – 1784) đã đánh giá rất cao tác phẩm này. Nguyễn Trãi cũng đã dùng “Thạch Đồ Bàn” là tác phẩm do ông soạn ra từ Thái Ất để giúp Lê Lợi chiến thắng quân Minh. Điều đặc biệt cần nói về Thái Ất đó là tác phẩm này xưa kia chỉ dành cho các bậc quân vương và các tướng lãnh cao cấp mới được đọc vì nó chứa đựng những thông tin liên quan đến khoa học quân sự và vận mệnh quốc gia,sự tồn vong của một vương triều (có thể dự đoán được thời điểm kết thúc của một triều đại). Vì lý do đó khiến khoa học “Thái Ất” được viết một cách rất thâm sâu, khó đọc và chỉ lưu hành trong tay một số rất ít các bậc vương giả.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 9 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
2011 Phong Thủy Phương Đông