Vùng đất sinh ra để làm nơi định đô cho thiên tử
Bắc Kinh nằm ở vùng đồng bằng Hoa Bắc, phía Tây Bắc là sơn mạch núi Yến, phía Tây Nam có sơn mạch núi Thái Hành, mặt Nam là bình nguyên Hoa Bắc, hướng Đông lại có vịnh Bột Hải. Ngoài ra quanh đây còn có hai bán đảo Sơn Đông và Liêu Đông ôm lấy Bột Hải, tạo thành tấm lá chắn bảo vệ vững chắc.
Thành này phía Bắc dựa vào núi hiểm, phía Nam khống chế bình nguyên, xung quanh lại có nhiều tiểu bình nguyên, địa thế từng được rất nhiều bậc cao nhân coi trọng.
Thời đầu nhà Nguyên, Ba Đồ Lỗ từng tiến cử với Hốt Tất Liệt: “Yến Kinh (tên cũ của Bắc Kinh) nằm ở nơi hiểm yếu, phía Bắc có núi non hùng vĩ, phía Nam có thể khống chế Trung Nguyên, lại thông với vùng Giang Hoài, liền với sa mạc. Thiên tử phải ở đó trị vì thiên hạ. Nếu vương muốn làm chủ thiên hạ, thì không thể không định đô ở đất Yên”.
Hốt Tất Liệt vì vậy quyết định chọn nơi này làm kinh đô. Bắc Kinh từ đó trở thành thủ phủ của Nguyên triều.
Sau này, Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương đem quân tiến đánh thành Bắc Kinh, Nguyên triều suy vong, giang sơn đổi chủ. Minh triều lúc đầu định đô tại Nam Kinh nên đã tiến hành dỡ bỏ cung điện của của nhà Nguyên để triệt hạ nguyên khí, tránh tiền triều có cơ hội phục hưng.
Bố cục phong thủy thành Bắc Kinh. (Ảnh: Sohu)
Tới khi Minh Thành Tổ Chu Đệ sau khi đoạt ngôi báu thành công đã quyết định dời đô về Bắc Kinh và tiến hành tu sửa, quy hoạch kinh đô này.
Quyết định táo bạo này của Chu Đệ một phần bắt nguồn từ việc Bắc Kinh năm xưa vốn là đất phong vương của ông. Chu Đệ vì vậy mà tin rằng nơi đây có “long yểm” (rồng ẩn).
Trong “Minh thực lục” phần “Thái Tông thực lục” cũng có viết: “Bắc Kinh là đất long hưng của Thánh thượng, phía Bắc gối đầu lên Cư Dung, phía Tây tựa vào Thái Hành, phía đông nối liền Sơn Hải, bao quát Trung Nguyên, đất đai màu mỡ, địa thế sơn xuyên, đủ đế khống chế tứ di, làm chủ thiên hạ, có thể giữ ngôi vương muôn đời”.
Cuốn Vạn Lịch biên soạn thời nhà Minh có đánh giá nơi đây “Xung quanh có biển làm thành trì, có núi Thái Hành che chở, lại gối đầu lên ải Cư Dung, ở giữa khống chế bên ngoài”, còn là nơi “vạn năm cường ngự, muôn đời trị an”.
Quyết định sáng suốt giúp Minh triều kéo dài cơ nghiệp
Xuyên suốt các triều đại phong kiến trong lịch sử Trung Hoa, không ít bậc cổ nhân đã từng ca ngợi Bắc Kinh là vùng đất “phong thủy bảo địa”, là nơi thích hợp nhất để định làm kinh đô.
Việc kinh thành này từng trụ vững sau bao cuộc binh biến đã chứng minh mảnh đất này được “trời định” làm kinh đô.
Hai nguy cơ quân sự từng phát sinh dưới thời Đại Minh này cũng là minh chứng rõ cho sự tất yếu, đúng đắn và sáng suốt trong quyết định dời đô của Minh Thành Tổ Chu Đệ.
Sau khi Nguyên triều diệt vong, quân Nguyên dồn về thảo nguyên Mông Cổ, nhưng vẫn không ngừng mở các đợt tấn công hòng tái chiếm lại các mảnh đất do Minh triều cai quản.
Do đó, việc dời đô về phía Bắc nằm trong toan tính của Chu Đệ, nhằm trấn áp các cuộc nổi dậy của những người ủng hộ Nguyên triều.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
0834.28.27.27
083.299.2579
E-mail:
buiquanguy@gmail.com
Đang truy cập :
10
Hôm nay :
300
Tháng hiện tại
: 15057
Tổng lượt truy cập : 3591647
Thông báo của Ban quản trị: Thưa toàn thể bạn đọc, trong thời đại ngày nay, nhu cầu nghiên cứu Phong thủy đang là vấn đề được nhiều người quan tâm. Do vậy, chúng tôi tổ chức các lớp học về Phong thủy, Tử vi, Tứ trụ, chọn ngày giờ (làm nhà, đặt móng nhà, mồ mả)... Các bạn có nhu cầu học, xin liên hệ với chúng tôi vào các ngày trong tuần qua số điện thoại 01234.282.727 hoặc gửi thư qua hòm thư điện tử buiquanguy@gmail.com.
-------------
Quản trị trang web: Thầy Bùi Quang Uy - Phó Giám đốc Trung tâm Kiến trúc Địa lý và Phong thủy thuộc Viện lý học Phương Đông