Giới thiệu vật phẩm phong thuỷ
Thứ tư - 31/08/2011 21:29
Giới thiệu vật phẩm phong thuỷ

Giới thiệu vật phẩm phong thuỷ

 

 

 

LA BÀN PHONG THỦY

1. Tìm hiểu chung về la bàn phong thuỷ

La bàn theo ghi chép trong các trước tác thời nhà Tống, trong Mộng kê bút đàm của Thẩm Quát cho rằng, la bàn là vật dụng cấu thành từ các sắp xếp bốn loại nam châm. Sách Âm thoại lục của Tăng Nam Đạo có ghi lại: "Địa loa có Tý Ngọ là chính châm, hoặc dùng khoảng giữa Tý Ngọ Bính Nhâm làm phùng châm". Địa loa ở đây chính là địa la, bắt nguồn từ địa bàn, tác dụng của địa bạn là phân tích góc độ, định hướng Nam Bắc. Nguyên lý sử dụng là bàn phong thuỷ là lợi dụng lức từ của kim nam châm để chỉ phương hướng, ở bốn phía của kim nam châm có các phương vị, giúp cho người xem có thể xác định phương vị. Trên các thức bàn phương vị được khắc chữ có ý nghĩa được sắp xếp theo một quy luật nhất định, làm cho bàn phương vị có tác dụng và ý nghĩa dự trắc mệnh số. La bàn phong thủy là một công cụ dùng để dự trắc cát hung trong trú trạch phong thủy.

    Từ những chiếc la bàn đơn giản thời cổ đại đến những chiếc la bàn phức tạp ngày nay là cả một quá trình lịch sử hàng ngàn năm phát triển của la bàn, là sự sáng tạo của các nhà kham dư phong thủy Trung Quốc. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển đó, nhiều vấn đề kiên quan tới la bàn đã không được biết đến, chỉ có thể dựa vào những thực thể còn tồn tại và được tìm kiếm phục lại diện mạo qua các di chỉ khi khai quật các lăng mộ, cũng như những tư liệu văn hiến.

    Căn cứ vào những tư liệu lịch sử, người Trung Quốc đã phát hiện, khám phá ra đặc tính chỉ thị hướng của kim nam châm từ sớm, và ngay từ thời Chiến Quốc, người Trung Quốc đã bắt đầu sử dụng la bàn làm công cụ để dự trắc mệnh và gọi nó là Tư Nam. Những năm đầu thời Đông Hán, Vương Sung mô tả về Tư Nam như sau: "Tư Nam chi thược, đầu chi vu địa, kỳ để chỉ Nam" (Tư Nam có hình chiếc môi, đặt trên mặt địa bàn có ghi các nội dung như Bát quái, Thiên Can, Địa chi, nhị thập bát tú, những đặc điểm này tương đồng với 1 loại la bàn rất phổ biến ở thời nhà Hán, gọi là Thức bàn. Như vậy, những chiếc la bàn thời bấy giờ đã có 2 bộ phận chính cấu thành nên những chiếc la bàn đời sau này là vật thể chỉ cực từ và bàn phương vị. Tư Nam là 1 loại kim chỉ nam từ tính, chỉ phương hướng, là hình thức sơ khai ban đầu của la bàn phong thủy.

    Thức bàn đời Hán là một la bàn dùng để xem bói toán, phần lớn được dùng với la bàn Lục nhâm và la bàn Thái ất Cửu cung áp dụng thuật Lục nhâm và Kỳ môn độn giáp. Một số những chiếc la bàn Lục nhâm thu được khi khai quật cho thấy chúng gồm hai mặt đặt chồng lên nhau, mặt dưới có hình vuông, tượng trưng cho đất, gọi là địa bàn; mặt trên có hình tròn, tượng trưng cho trời, gọi là thiên bàn, thiên bàn có thể xoay quanh một cái trục ở trung tâm. Trên mặt la bàn loại này không có kim nam châm, mà chỉ căn cứ mối quan hệ giữa thời gian và phương vị cũng có mối quan hệ giữa thiên bàn và địa bàn để bói toán và xác định cát hung. Trên mặt thiên bàn, ở giữa vẽ hình chòm sao Bắc đẩu, xung quanh là thập nhị thần và nhị thập bát tú.

    Trên mặt địa bàn thường phân thành nhiều vòng, trên đó viết bát Thiên can (không ghi hau Thiên can Mậu và Kỷ), Thiên - Địa - Nhân - Quỷ, tứ duy; hoặc Bát quái, thập nhị Địa chi và nhị thập bát tú, cá biệt còn có loại còn ghi cả tam thập lục cầm. Thời cổ đại, la bàn Lục nhâm được ứng dụng rộng rãi vào việc chiêm nghiệm sự cát hung của thời gian, phương vị trên mọi phương diện của cuộc sống xã hội. Về cách dùng, cố định địa bàn, nếu vào ban ngày thì lấy phương vị của Tý làm hướng Bắc, ban đêm thì lấy phương vị của Tý làm hướng Nam, sau đó xoay chuyển thiên bàn, xác định mối liên hệ giữa thần tướng trên thiên bàn với Can chi trên địa bàn ứng với thời gian, phương vị; đồng thời lấy Nhâm Thân, Nhâm Ngọ, Nhâm Thìn, Nhâm Dần, Nhâm Tý và Nhâm Tuất trong Lục thập Giáp Tý làm Lục Nhâm, từ đó tìm ra Tứ khóa và Tam truyền; cuối cùng, dựa vào đó mà xác định sự cát hung của ngày giờ hoặc phương vị.

    Bàn phương vị trên các la bàn của Trung Quốc thời kì đầy thường có hình vuông, nhưng về sau, để cho tiện dụng và dễ nhận biết hơn, bàn phương vị chuyển sang dạng hình tròn. Bàn phương vị cơ bản của la bàn Trung Quốc thường được chia thành 24 phương vị. Một vòng tròn 360°, chia thành 24 phương vị, cứ 15° ứng với một phương vị, 24 phương vị 4 cung trong Hậu thiên Bát quái (Càn, Khôn, Tốn, Cấn), 8 thiên can ( Giáp, Ất, Bính, Đinh, Canh, Tân, Nhâm, Quý) và 12 Địa chi (Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi) hợp thành.

    Những chiếc kính thiên văn bằng đồng từ đời nhà Đường mới khai quật được cho thấy, thời bấy giờ, la bàn có nhiều nội dung và được phân thành nhiều vòng. Một chiếc kính thiên văn bằng đồng từ đời nhà Đường được tìm thấy ở tỉnh Hồ Nam thể hiện trình độ đúc đồng vô cùng tinh xảo; từ trung tâm đến mép ngoài cùng của chiếc kính được phân thành 5 vòng, vòng thứ nhất là tứ linh thú (tứ tượng), vòng thứ 2 là 12 con giáp, vòng thứ 3 là Hậu thiên Bát quái, vòng thứ 4 là nhị thập bát tú, vòng thứ 5 là chữ viết.

    Ở đời nhà Tống, nền kinh tế phát triển phồn vinh, giao thương hàng hóa trên biển được đẩy mạnh, la bàn cũng phát triển và được ứng dụng phổ biến trong lĩnh vực hàng hải. Nhà khoa học Thẩm Quát đời Bắc Tống đã chép thành những chiếc kim nam châm, nhưng thường hơi lệch về hướng Đông chứ không chỉ hướng chính Nam. Có nhiều cách sử dụng kim nam châm như đặt trên ngón tay, đặt trên miệng bát, thả nổi trên nước, nhưng cách tốt nhất định là trên bằng dây. Cách treo là dùng một sợi dây tơ buộc vào giữa cây kim, treo ở những nơi kín gió, đầy mùi kim sữ chỉ hướng Nam. Cũng có loại kim chỉ hướng Bắc.

    Lời văn của cuốn sách đã mô tả khá tỉ mỉ về các cách dùng kim nam châm để xác định phương hướng, còn nói rõ về độ lệch của góc từ, và có thể dùng loại đá có từ tính mài hai đầu cực từ khác nhau tạo thành kim chỉ hướng Nam và kim chỉ hướng Bắc. Một số tác phẩm khác như Sự lâm quảng ký, Vũ kinh tổng yếu, hay  Thần tiên tuyệt thuật còn ghi chép về hai cách thiết kế kim nam châm khác là chỉ nam ngư (kim chỉ nam hình con cá) và chỉ nam quy (kim chỉ nam hình con rùa).

    Đến đầu thế kỷ XII sau Công nguyên, trong cuốn Bình châu khả đàm của Chúc Cúc và cuốn Tuyên hòa phụng sứ cao lệ kinh của Từ Căng đều nói về những chiếc kim chỉ nam dùng trong lĩnh vực hàng hải, điều đó đã cho thấy ở thời bấy giờ, kim chỉ nam đã được ứng dụng rất phổ biến, và hình thức cấu tạo của la bàn ở thời kỳ này đã có nhiều biến đổi so với la bàn ở thời kỳ đầu, ví như trên la bàn đã sử dụng nhiều kim loại kim nam châm khác nhau.

    Đến thời nhà Thanh, la bàn lại được bổ sung thêm nhiều vòng mới. Kể từ sau đời nhà Minh, do những thuyết về mệnh lý học và phong thủy học được nhập lẫn vào nhau khiến cho môn phong thủy học càng trở nên phức tạp, vì vậy mà trên những chiếc la bàn thời kỳ này phân thành rất nhiều vòng và những nội dung được ghi với mật độ khá dày đặc, nói chúng ít thì vài vòng, nhiều thì mười mấy vòng, rất phức tạp. Các nhà phong thủy dựa vào đó để quan thiên, tướng địa, luận đoán sự cát hưng của ngày, giờ.

2. Chủng loại la bàn

    Do la bàn có một tiến trình lịch sử hình thành và phát triển tương đối dài, từ đơn giản đến phức tạp, đa dạng về hình thức; do các trường phái phong thủy cũng như các nhà phong thủy có quan điểm khác nhau nên la bàn cũng rất đa dạng về chủng loại. Xét về chủng loại, kể từ sau đời nhà Mình, Thanh, có 3 loại la bàn là la bàn Tam hợp, la bàn Tam nguyên và la bàn Tổng hợp.Cùng một loại la bàn nhưng do những trường phái, qian điểm phong thủy khác nhau và do được chế tác ở những địa phương khác nhau nên cũng có sự khác biệt nhất định. La bàn có nhiều chủng loại. Nội dung và số vòng trên la bàn cũng tùy theo kích thước khác nhau của la bàn mà khác nhau. Ví dụ như cùng là loại la bàn Tam hợp nhưng la bàn sản xuất ở An Huy (gọi là Huy bàn) và la bàn sản xuất ở tỉnh Phúc Kiến (gọi là Kiến bàn) là khác nhau; hoặc những chiếc la bàn Tam hợp sản xuất ở Hồng Kông và Đài Loan đều có sự khác biệt nhất định so với những chiếc la bàn Tam hợp sản xuất ở trong nội địa Trung Quốc.

3. Cấu tạo của la bàn

La bàn thường được phân thành 2 loại là la bàn nước và la bàn khô, la bàn nước là loại la bàn sử dụng kim nam châm nổi trên mặt nước, còn la bàn khô là loại la bàn sử dụng một trục ở trung tâm để cố định kim nam châm. La bàn nước là loại la bàn truyền thống của Trung Quốc, còn la bàn khô thì được du nhập từ nước ngoài vào Trung Quốc từ sau đời nhà Minh. Trước đời nhà Minh, người ta thường dùng loại la bàn nước, tức là khi sử dụng thì cho 1 ít nước vào thiên trì để làm nổi kim nam châm, kim nam châm được cắm vào 1 vật thể nổi được trên mặt nước, thường là dùng cọng lông gà trống, sau khi cắm kim nam châm vào giữa cọng lông gà, bỏ vào cho nổi trên mặt nước ở thiên trì là có thể sử dụng. Cuối đời nhà Minh, loại la bàn khô được du nhập vào từ nước ngoài, được sử dụng phổ biến và dần dần thay thế loại la bàn nước truyền thống. Từ nửa cuối đời nhà Thanh, phần lớn các loại la bàn được sử dụng là la bàn khô, những chiếc la bàn được sản xuất ở thời kỳ cận, hiện đại đều là la bàn khô, đây cũng là đối tượng mà chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn.

    La bàn được cấu thành từ ba bộ phận chính là nội bàn, ngoại bàn và thiên trì (bao gồm kim nam châm), ngoài ra còn có bộ phận phụ gọi là thiên tâm thập đạo.

    - Nội bàn

    Nội bàn là bộ phận chính cấy thành nên la bàn, là mặt của la bàn, có hình tròn, được phân thành nhiều vòng và ghi những nội dung của la bàn. Nội bàn có thể chuyển động, việc chiêm nghiệm cát, hung đều dựa trên những nội dung ghi trên nội bàn.

    - Ngoại bàn

    Ngoại bàn là bộ phận bao quanh bên ngoài nội bàn, có tác dụng như một khay đỡ và bảo vệ nội bàn, có hình vuông. Trên ngoại bàn không có chữ, đặc điểm này khác với loại Thức bàn đời nhà Hán. Có một số loại la bàn không có ngoại bàn, nhất là những chiếc la bàn sản xuất trong nội đại Trung Quốc, phần lớn những chiếc la bàn có bộ phận ngoại bàn đều là la bàn cận, hiện đại được sản xuất ở Đài Loan và Hồng Kông.

    - Thiên trì

    Thiên trì là bộ phận ở trung tâm nội bàn, cũng là trung tâm của la bàn, nơi đặt kim nam châm. Với những chiếc la bàn ở thời kỳ đầu, tức la bàn nước, thì ở giữa la bàn có một khoảng trũng, là nơi đổ nước vào làm nổi kim nam châm, được gọi là thiên trì. Sau này, mặc dù đã chuyển sang sử dụng loại la bàn khô, nhưng vị trí ở trung tâm của la bàn khô vẫn được gọi là thiên trì.

    Kim nam châm có hai loại, một loại có hình thức tương đối truyền thống, chỉ dùng 1 cây kim thẳng, thân kim tròn, dài, đầu kim chỉ hướng Nam được sơn màu đỏ, bởi theo thuyết âm dương ngũ hành thì hướng Nam là Hỏa, là Chu tước, được tượng trưng bởi màu đỏ; loại thứ hai có hình thức hiện đại hơn, trông giống như một cây kim đồng hồ, đầu chỉ hướng Nam sơn màu đỏ hoặc có hình đầu mũi tên, đầu chỉ hướng Bắc sơn màu đen, ở cuối có một vòng tròn, hai bên vòng tròn nhô ra như hai cái tai. Hình thức của loại kim này rất có ý nghĩa, hình tròn tượng trưng cho mũi trâu, hai bên nhô ra tượng trưng cho hai sừng trâu, như vậy toàn bộ hình dáng của đầu kim chỉ hướng Bắc tượng trưng cho hình đầu trâu, thể hiện ý dẫn dắt, bởi Trung Quốc trước đây là một nước thuần nông, làm nông nghiệp thì không thể tách rời khỏi hình ảnh con trâu kéo cày, trong Hoàng lịch sử cổ đại, muốn biết mùa màng trong năm như thế nào thì phải xem có mấy con trâu đang cày ruộng, số trâu càng nhiều thì mùa màng thu hoạch càng tốt. Trên la bàn còn có 24 tiết khí, liên quan mật thiết với những hoạt động nông nghiệp, do vậy, hình thức đó của cây kim nam châm vừa thể hiện ý nghĩa chỉ dẫn sự vật của la bàn, đồng thời cũng dễ phân biệt phương hướng.

    Ở đáy của thiên trì có một đường kẻ màu đỏ, gọi là đường đáy, dùng để đối chứng với phương vị của Tý và Ngọ trên địa bàn chính châm, ở đầu chỉ hướng Bắc của đường đáy có hai chấm màu đỏ ở hai bên, khi sử dụng, phải chỉnh cho hướng Bắc của kim nam châm trùng với đầu hướng Bắc của đường đáy. Trên những chiếc la bàn hiện đại được sản xuất gần đây, ở đáy thiên trì thường có một hình chữ thập chỉ bốn hướng chính là Đông, Tây, Nam, Bắc rất hiệu dụng.

    - Thiên tâm thập đạo

    Thiên tâm thập đạo hay còn gọi là thiên đạo tuyến, là hai sợi dây (thường là màu đỏ) giao nhau và vuông góc với nhau ngay tại điểm ứng với điểm trung tâm của thiên trì, điểm đầu và cuối của hai sợi dây này được cố định tại bốn điểm trên ngoại bàn, khi xoay chuyển nội bàn dựa vào thiên tâm thập đạo để đọc ra những nội dung trên la bàn, từ đó suy luận ra cát, hung. Những chiếc la bàn không có ngoại bàn thì cũng sẽ không có thiên tâm thập đạo.

---------------------------------------

2  3  4

Điện thoại liên hệ  01234 . 282. 727

 

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
2011 Phong Thủy Phương Đông