HUYỀN KHÔNG PHI TINH 8
Thứ năm - 08/09/2022 22:39

Phần 8 - Phục ngâm, phản ngâm
Chúng ta đã biết mỗi cung hướng đều đi liền với một số của cửu tinh như: 2, 5, 8 là cung khôn, cung cấn. 3, 7 là cung chấn cung đoài. 4, 6 là cung tốn, cung càn. 1, 9 là cung khảm cung ly. Khi lập tinh bàn mà gặp trường hợp phi tinh của sơn hoặc hướng là ngũ hoàng nhập trung cung, nếu bay thuận thì số của phi tinh giống số của địa bàn đó là bị phục ngâm, nếu đi nghịch thì số của phi tinh nằm ở cung đối diện với số của địa bàn đó là bị phản ngâm.
* Phục ngâm: tức là tăng năng lực vì cùng một số, lúc đó năng lực cửa cửu tinh là tốt hay xấu sẽ tăng lên gấp nhiều lần


* Phản ngâm: Tức là lực đối kháng lại, cũng làm năng lực của cửu tinh tăng lên gấp nhiều lần nhưng ở chiều ngược lại


- Nếu hướng tinh là vượng tinh mà lại bị Phản Ngâm hay Phục ngâm: trường hợp này không ngại, chỉ cần có thuỷ ở hướng (tức phương có vượng tinh) là vẫn có thể dùng được. Như trường hợp nhà Khôn hướng Cấn vận 8, nhà có hướng tinh 8 nằm ở phía TÂY NAM (tức phương toạ) tức là bị Phản ngâm. Nhưng trong vận 8, hướng tinh Bát bạch là vượng tinh, nếu đắc thuỷ thì vẫn tốt như thường. Tuy nhiên, nếu đến cuối vận 8 mà không tu sửa nhà hay dời chỗ ở thì lúc đó tai hoạ mới xảy ra. Ngược lại, nếu nhà có vượng tinh bị Phục ngâm, như trường hợp nhà toạ MÙI, hướng SỬU trong vận 8, nếu đầu hướng có cửa hay thuỷ cũng đều tốt như thường, dù biết rằng trong vận 8 mà có thuỷ ở phía ĐÔNG BẮC là bị Linh thần thuỷ, chủ phá tài.
- Trường hợp hướng tinh là khí suy, tử mà lại bị Phản, Phục ngâm: nếu trong những trường hợp này, hướng tinh bị Phản, Phục ngâm lại nằm chung với vượng tinh của sơn thì có thể dùng cách "dùng sơn để chế ngự thuỷ", tức là xây nhà cao, đắp đất. trồng cây cao tại nơi đó để "xuất sát" của thuỷ thần bị Phản, Phục ngâm. Ngược lại, nếu cả sơn và hướng tinh đều là khí suy tử thì 1 là tránh làm động chỗ đó. Nếu nơi đó là cửa ra vào thì nên dời cửa đi nơi khác. Nếu nơi đó là 1 khu vực của căn nhà thì tránh dùng làm phòng ăn, phòng ngủ, buồng tắm... chỉ có thể dùng làm nhà kho hoặc bỏ trống là tốt nhất. Nếu là phòng ngủ thì còn cần để ý xem phương vị của cửa phòng có nằm tại phương bị Phản, phục ngâm hay không? Nếu có thì cũng phải tránh. Còn cách thứ 2 là dùng phương pháp hoá giải tức là nếu sao bị Phản, Phục ngâm là hành Thổ thì dùng Kim hoá, nếu là hành Thuỷ thì dùng Mộc hoá... để làm giảm nhẹ mọi tai hoạ đi thôi.
- Nếu sơn tinh là vượng tinh mà lại bị Phản, Phục ngâm thì cũng không ngại. Nơi đó nếu có nhà cao hay cây cối, gò đống thì vẫn tốt cho vận đó, chỉ đến vận sau mới đáng ngại cho nhân đinh.
- Trường hợp Sơn tinh bị Phản, Phục ngâm: nếu sơn tinh nằm chung với vượng tinh của hướng ở cùng 1 cung thì dùng cách "đắc thuỷ để thu sơn" mà hoá giải. Nếu cả sơn tinh lẫn hướng tinh đều là khí suy tử thì cũng theo những cách đã nói ở phần trên mà hoá giải.
- Trường hợp Hướng tinh hoặc Sơn tinh toàn bàn phản hay phục ngâm (đây là trường hợp Ngũ hoàng nhập trung cung). Nếu nơi hướng tinh vượng có thủy và sơn tinh vượng có sơn thì có thể chế ngự được. Chỉ khi qua vận sau nếu không tu sửa lại thì tai họa mới đến.///

(ST)

Tác giả bài viết: Thầy Bùi Quang Uy

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
2011 Phong Thủy Phương Đông