KHÓA XƯA VỀ BỔ LONG
Thứ tư - 26/08/2020 16:52

( Đều bàn cả về chính ngũ hành )

1) Bốn Long Hợi, Nhâm, Tý, Quý:
Đều thuộc Thủy thì Trường Sinh ở Thân, Vượng ở Tý, Mộ ờ Thìn, là Tam hợp cục Vượng: Thượng Cát. Lâm Quan ở Hợi Cát. Tị Dậu Sửu là cục Ấn cũng cát. Cục Dần Ngọ Tuất là cục Tài: Cát hạng nhì. Hợi Mão Mùi là Tiết cục: hung. Thìn Tuất Sửu Mùi là cục Quỷ sát: càng Hung. Nếu được các Can Nhâm, Quý, Canh, Tân càng tốt, nhưng khó mà lấy hết được.
2) Hợi Long làm Càn Sơn Tốn Hướng :
Tăng văn Sơn dùng năm Nhâm Dần, tháng, ngày, giờ cũng đều Nhâm Dần cả: về sau 8 con đều làm quan ở trong triều. Vốn mệnh người mất là Đinh Hợi, lấy Đinh cùng hợp với Nhâm, lấy Đinh Mệnh quan làm Hợp quan cách. Lại 4 điểm Nhâm Lộc tới Hợi Long Hợi Mệnh (xét Càn Hợi cùng cung, Quan lộc cũng tới Càn Sơn), thì 4 chi Dần cùng hợp với Hợi Long Hợi Mệnh, tốt lắm; 4 Nhâm Thủy lại Bổ Hợi Long: khóa Thượng Thượng Cát. Lại có kẻ dùng năm Quý Hợi, tháng Giáp Tý, ngày Nhâm Thân, giờ Ất Hợi. Sau phát đỗ to quý hiển. Đây là lấy cục Thân Tý Bổ Hợi Long, mà dùng 2 Hợi làm Lâm Quan
3) Hợi Long làm Nhâm Sơn, Bính Hướng:
Dương công lấy năm Tân Hợi, tháng Canh Tý, ngày Bính Thân, giờ Bính Thân. Đời sau làm đến Tể Tướng. Đấy là lấy cục Thủy Thân Tý Thuỷ bổ Hợi Long, cục Tam hợp kiêm Lâm Quan.
4) Nhâm Long làm Tý Sơn, Ngọ Hướng:
Dương Công dùng năm Quý Hợi, tháng Quý Hợi, ngày, giờ đều Quý Hợi. Đời sau nhiều người hiển Quý, vì Tứ Hợi là Nhâm Long Lộc địa, lại tứ Quý Lộc tới Tý Sơn, gọi là “Tụ Lộc” cách, lại gọi là Lâm Quan cách, lại là Thiên Địa Đồng Lưu cách: tốt lắm. Chủ mệnh không Mậu thì Quý, hoặc Tý mệnh, đều tốt.
Dương Công lại lấy năm Nhâm Thân, tháng Mậu Thân, ngày Nhâm Thân, giờ Mậu Thân, táng người chết tuổi Đinh Tỵ. Đời sau đại quý. Đấy lấy Nhâm long, 4 Trường Sinh ở Thân cả: lại hai Can không lẫn với Địa Chi nhất khí, mệnh Đinh cùng với Nhâm là Hợp Quan, Nhâm Quý Nhân cùng với Mậu Lộc tới Mệnh Tị, lại Tị cùng hợp với Thân. Những người sinh năm Dần đều chết non, vì tứ Thân xung vậy.

5) Tý Long làm Cấn Sơn, Khôn Hướng:
Tăng công lầy năm Quý Tị, tháng Đinh Tị, ngày Quý Dậu, giờ Quý Sửu, đời sau quý hiển. Đây là nhân Cấn sơn thuộc Thổ, hay khắc Thủy Tý long, cho nên không dùng cục Thân Tý Thìn, mà dùng Kim cục Tỵ Dậu Sửu, là lấy Thủy Tý long mà tiết Thổ khí của Cấn sơn. Lại 3 điểm Quý Lộc tới Tý Long, trọng Long chứ không trọng Sơn. Chủ mệnh không Mậu thì Quý, hoặc Mệnh Mậu Tí càng tốt.
6) Sáu Long Cấn, Khôn, Thìn, Tuất, Sửu, Mùi đều thuộc Thổ:
Trường Sinhtại Thân; Vượng ở Tý, Mộ ở Thìn, Lâm quan ở Hợi (Thủy Thổ cùng cung), lấy Thân, Tý, Thìn làm cục Vượng, cũng là Thổ khắc Thủy, là cục Tài Thượng Cát. Lấy cục Dần Ngọ Tuất, làm cục Ấn cũng cát. Tị Dâu Sửu làm cục Kim tiết, cục Hợi Mão Mùi là Sát, đều hung. Mừng được hàng can Bính Đinh Mậu Kỷ, nhưng khó lấy được hết.
7) Cấn Long làm Nhâm Sơn, Bính Hướng:
Dương Công lấy năm Tân Hợi, tháng Canh Tý, ngày Bính Thân, giờ Bính Thân: Đại Quý.
Liễu Kim Tinh lấy năm Canh Thân, tháng Mậu Tý, ngày Canh Thân, giờ Canh Thìn, là cục Tam hợp.
8) Cấn Long làm Giáp Sơn Canh Hướng:
Dương Công lấy năm Bính Thìn, tháng Bính Thân, ngày giờ đều Bính Thân. Đời sau phát quý lâu dài. Đây không những cục Thân, Thìn, mà 4 Bính Hỏa sinh Cấn Thổ, lại cung Cấn nạp Bính chủ mệnh. Chẳng phải Bính sinh thì Tân sinh vậy. Hoặc mênh Tân Kỷ, thì 4 Bính Lộc tới Kỷ : càng tốt.
9) Cấn Long làm Quý Sơn, Đinh Hướng:
Dương Công lấy năm, tháng, ngày, giờ đều Bính Thân, 500 ngày đỗ cập đệ (Thám hoa trở lên). Có ghi rằng: Cấn Sơn Đinh Hướng thủy chảy phương Mùi, trên phương Đinh có ngọn núi cao vút lên, tháng 7 Bính Thân, giờ Bính Thân, Trời đất hợp cơ huyền diệu ngày 13 lại là ngày Bính Thân, Qua (mặt trời) Thỏ (mặt trăng) chia Nam Bắc, 1 vòng 3 năm thì hoạnh tài về, quan văn quan võ mặc áo tía, đó là cách Tứ Trụ Can Chi nhất khí. Cấn Thổ sinh Thân, lại gọi là cách tứ Trường sinh. Lại 4 điểm Bính Hỏa Cấn Thổ, lại Cấn nạp Bính tứ Mộ hay lắm (đây là đất ở Bá Thượng, Trượng bồ Hạ, Bạch thạch Cương).

10) Năm Long Dần, Giáp Mão, Ất, Tốn
Tất cả đều thuộc Mộc, Sinh ở Hợi, vượng ở Mão, Mộ ở Mùi. Lấy Hợi Mão Mùi làm cục Vượng Thượng Cát. Lâm quan ở Dần, lấy Thân Thìn làm cục Mão cũng Cát. Tị Dậu Sửu là cục Sát, Dấn Ngọ Tuất là cục Tiết đều Hung. Mừng được Can Nhâm Quý Giáp Ất, nhưng không thể lấy hết.
11) Mão Long làm Giáp Sơn Canh Hướng:
Dương Công lấy năm tháng đều Ất Mão, ngày Bính Dần, giờ Kỷ Mão. Đấy chỉ dùng 2 chữ Lâm Quan, Đế Vượng, gọi là cục Quan Vượng.
12) Mão Long làm Hợi Sơn Tỵ Hướng:
Quách Công lấy năm, tháng, ngày, giờ đều Tân Mão , táng người chết tuổi Tân Tị. Ghi rằng: Tân can Mão Chi xung Lộc cách, hợp Sơn lại Bổ Mạch, linh cửu mấy năm để trước sân, kén được năm tháng ấy mới an táng. Đời sau đỗ Trạng nguyên làm Tể Tướng, con cháu nhiều vô hạn, mặc áo gấm vinh quý. Sau quả nhiên đổ Trạng Nguyên, hơn 30 người ăn Lộc, nhưng không làm Tể Tướng, đó là ý bao trùm, còn người sinh năm Dậu đều chết non. Lấy 4 Tân giúp mệnh Tân, còn 4 Mão để bổ Mão Long, lại Tam Hợp Hợi sơn, lại xung động Dậu Lộc của Mệnh Tân, Mão long ở năm Tân độn Ngũ Hổ được Tân Mão Mộc, lại là Nạp Âm bổ Nạp Âm vậy.
13) Mão Long làm Ất Sơn Tân Hướng:
Tăng Công lấy năm Canh Dần, tháng Tân Hợi, ngày gờ đều Tân Mão, là cục Tam hợp kiêm Lâm Quan.
Lại Bố Y lấy năm Giáp Dần, tháng Đinh Mão, ngày Tân Mão, giờ Kỷ Hợi, cũng là cách Tam Hợp kiêm Quan.
14) Tốn long làm Ất Sơn Tân Hướng:
Chu Văn Công lấy năm Canh Dần, tháng Mậu Dần, ngày Quý Mão, giờ Giáp Dần, cục Lâm Quan, Đế Vượng.
15) Bốn Long Tị, Bính, Ngọ Đinh:
Đều thuộc Hỏa, Trường Sinh tại Dần, Vượng ở Ngọ, Mộ ở Tuất, Lâm quan ở Tị, lấy Dần Ngọ Tuất làm cục Vượng là Thượng Cát. Hợi Mão Mùi làm cục Ấn là Cát. Tị Dậu Sửu làm cục Tài là Thứ Cát. Thân Tý Thìn là cục Sát là Hung. Thìn Tuất Sửu Mùi làm cục Tiết là Hung. Mừng được sơn Giáp Ất Bính Đinh. Nhưng khó giữ lấy hết.
15) Bính Long làm Tỵ Sơn Hợi Hướng:
Dương Công lấy năm tháng đều Kỷ Tị, ngày Nhâm Ngọ, giờ Nhâm Dần, cục Tam Hợp kiêm Lâm Quan. Vì Bính Long thì Lộc ở Tị (năm tháng đều Tị), Nhâm Ngọ Quý Nhân tới Tị Sơn, Tam Hợp Bổ Long cũng Bổ Sơn vậy.
16) Bính Long làm Cấn Sơn Khôn Hướng:
Lại Công lấy năm Quý Tị, tháng Đinh Tị, ngày Canh Ngọ, giờ Mậu Dần cũng là cục Tam Hợp Lâm Quan.
Từ đây trở lên đều là cục Tam Hợp kiêm Lâm Quan, vì với người thì sự Tam Hợp với năm thì có thể giống nhau, nhưng với tháng, với Sơn Hướng thì không đồng nhau, nên dùng Lâm Quan niên nguyệt.
17) Năm Long: Thân, Canh, Dậu, Tân, Càn:
Đều thuộc Kim, Trường Sinh ở Tị, Vượng ở Dậu, Mộ ở Sửu, Lâm Quan ở Thân, lấy Tị Dậu Sửu làm Tam Hợp, là cục Vượng Thượng Cát; lấy Thìn Tuất Sửu Mùi Thổ làm cục Ấn, nhưng hình xung nhau không Cát; lấy Hợi Mão Mùi làm cục Tài là Thứ cát; lấy Thân Tý Thìn làm cục Tiết là hung. Dần Ngọ Tuất làm Sát cục càng Hung. Mừng được hàng Can Canh Tân Mậu Kỷ, nhưng khó lấy được hết.
18) Dậu Long làm Dậu Sơn Mão Hướng:
Dương Công lấy năm Giáp Thân, tháng Quý Dậu, ngày Đinh Dậu, giờ Kỷ Dậu là cục Quan Vượng.
Lại Công lấy năm Tân Dậu, tháng Tân Sửu, ngày Tân Sửu, giờ Quý Tị, cục Tam Hợp, Tam Điểm là Tân Lộc tới Dậu Long, Dậu Sơn
19) Tân Long làm Càn Sơn Tốn Hướng:
Tăng Văn Sơn lấy năm Đinh Dậu, tháng Kỷ Dậu, ngày Giáp Thân, giờ Kỷ Tị, là cục Tam Hợp kiêm Lâm Quan.
Lại Công lấy năm Kỷ Dậu, tháng Quý Dậu, ngày Nhâm Thân, giờ Ất Tị là cục Tam Hợp kiêm Lâm Quan: cát. Tuy là cục Âm phủ Kim, chế đi thì không hại.
20) Tân Long làm Nhâm Sơn Bính Hướng:
Lại Công lấy năm Tân Dậu, tháng Tân Sửu, ngày Tân Dậu, giờ Quý Tị, cục Tam Hợp, lại là 3 Tân bổ Tân Long vậy.
Khóa đời xưa rất nhiều, khó mà chép đủ, hãy cử ra ít thế để làm mẫu: Hoặc cục Tam Hợp, hoặc trong Tam hợp chỉ dùng 2 chữ, hoặc Tam Hợp kiêm Lâm Quan, hoặc chỉ một Lâm quan Đế Vượng 2 chữ, hoặc Thiên Can nhất khí, hoặc Địa Chi nhất khí, tóm lại đều là Bổ Long cả; Lấy Bổ Long làm chủ, mà lại không xung khắc Tọa Sơn, không xung khắc Chủ Mệnh.
Vả lại Tọa sơn có Cát thần, không Hung sát. Chủ mệnh hoặc Tỷ Kiên, hoặc Hợp Tài, hoặc Hợp Quan, hoặc hội họp Tứ Trụ Quý Nhân Lộc Mã; lại hoặc Tứ Trụ Quý Nhân Lộc Mã tới Sơn, tới Hướng thì là khóa Thuợng Thượng Cát.
Địa Chi nhất khí ấy, cùng Tứ Chi một dạng, hoặc 4 chữ Sinh Vượng của Bản Long, 4 chữ Lâm Quan, 4 chữ Đế Vượng đều khá, 4 chữ Mộ thì hung. Chữ Mộ không Tam Hợp kết cục không nên dùng.
* Lại có cách Nạp Âm để Bổ long, bọn nhà sư chăm chăm chuộng đó.
Như Thạc Trưởng làm táng mộ cho Hoàng thị ở Phong Thành Uyển Cương, vốn là Tuất Long làm Tân Sơn Ất Hướng, được Giáp Tuất Hỏa long vào Huyệt, nên Mộc Âm sinh đó, Hỏa âm giúp đỡ đó. Chính nên nhân Vượng tiết Lập hạ, cho nên dùng năm Canh Dần (Mộc Âm), tháng Nhâm Ngọ (Mộc Âm), ngày Mậu Ngọ (Hỏa Âm ), giờ Kỷ Mùi (Hỏa Âm) hạ táng.
Lại nói: Bát tự lầy dùng về Tạo, Táng, thì Kim ở Nạp Âm, không nên sai một mảy may, thì phúc ứng như tiếng vang nhưng lấy phép trước mà xem thì cùng hợp nhau.
Tuất Long thuộc Thổ, lại dùng Dần Ngọ Tuất Tam Hợp cục Hỏa. Nay Thác Trưởng Lão dùng Dần Ngọ cục Hỏa, để sinh Tuất Thổ, thì không những Nạp Âm thuộc Hỏa, có thể giúp Giáp Tuất hỏa long.
Cho nên Bổ Long tất lấy cục Tam Hợp trước kia, hoặc cục nhất khí làm chủ, mà tham lấy thuyết Nạp Âm.
Thác Trưởng Lão không bổ Tân Sơn mà bỗ Nạp Âm của Tuất Long, như thế cố nhiên biết người xưa trọng Long không trọng Sơn. Người đời nay không hỏi Long mà hỏi Sơn, há chẳng nhầm vậy ru!
* Lại có phép, gọi là chiếm đoạt khí tốt hai phương cũng Cát. Như Mộc Long thì Tứ Trụ dùng 3 chữ Dần Mão Thìn, hoàn toàn gọi là chiếm đoạt khí tốt phương Đông.
Hỏa Long thì dùng 3 chữ Tị Ngọ Mùi hoàn toàn gọi là chiếm đoạt khí tốt phương Nam.
Kim Long thì dùng 3 chữ Thân Dậu Tuất, hoàn toàn gọi là chiếm đoạt khí tốt phương Tây.
Thủy long thì dùng 3 chữ Hợi Tý Sửu, hoàn toàn gọi là chiếm đoạt khí tốt phương Bắc.
Đây cùng với cục Quan Vượng giống nhau. Nhưng 4 chữ còn thiếu 1 chữ thì lấy trong 3 chữ chọn chữ nào không lợi, phần nhiều dùng 1 chữ để thành ra Tứ Trụ. Trong 3 chữ không nên xem riêng 1 chữ, nếu xem riêng 1 chữ thì là loạn cách. Dương Công tu phương cho người ta dùng năm Nhâm Dần, tháng Giáp Thìn, ngày Giáp Thìn, giờ Đinh Mão, đấy tất là Long Dần Mão Giáp Ất, lại tọa Dần Mão Sơn là Dần Mão Thìn là cách hoàn toàn tú chiếm phương Đông

Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin-top:0cm; mso-para-margin-right:0cm; mso-para-margin-bottom:6.0pt; mso-para-margin-left:0cm; line-height:18.0pt; mso-line-height-rule:exactly; mso-pagination:widow-orphan; font-size:14.0pt; mso-bidi-font-size:11.0pt; font-family:"Times New Roman",serif; mso-bidi-font-family:"Times New Roman"; mso-bidi-theme-font:minor-bidi;}-St


Tổng số điểm của bài viết là: 8 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
2011 Phong Thủy Phương Đông