KỲ MÔN
Thứ tư - 09/09/2020 15:02

Kỳ môn được hợp bởi Kỳ và Môn.

Kỳ để chỉ Tam kỳ: Ất - Bính - Đinh. Trong đó theo quan niệm người xưa : Mặt trời sinh từ Ất . Mặt trăng sinh từ Bính . các tinh tú sinh ra từ Đinh . ( Ất - Bính - Đinh = Nhật - Nguyệt - Tinh ).

Trong Kỳ môn độn giáp , Tam kỳ được phân bố trên Thiên bàn và Địa bàn . Phương hướng gặp Tam kỳ là phương cát lợi .

Ngoài Tam kỳ còn có Lục nghi : Mậu, Kỷ, Canh, Tân , Nhâm, Quý . Lục nghi này cũng được phân bố trên Thiên bàn và Địa bàn và chuyển vận phụ thuộc vào Thiên bàn và Địa bàn.

Môn : Chỉ Bát môn Hưu- Sinh - Thương - Đỗ - Cảnh - Tử - Kinh - Khai . Bát môn phụ thuộc vào thời gian mà chuyển vận.

Tam kỳ phối hợp với Bát môn gọi là Kỳ môn.

ĐỘN GIÁP.

Độn có nghĩa là ẩn tàng , Giáp là Thiên can đầu tiên . Giáp Mộc sợ gặp phải Canh Kim nên phải ẩn đi để tránh bị khắc. Một cách lý giải khác là : "Độn" trong tiếng Trung Quốc có nghĩa là ẩn đi, Giáp là mã đầu trong hệ thập can, một hệ mã long cốt mang tính cơ sở đo đếm thiên, địa, nhân. Các học giả cho rằng Can giáp đứng đầu trong các Can nay ẩn nó thì thì " Cát". Được rút ra theo ý nghĩa của hào dụng cửu quẻ Càn " Quần long vô thủ cát" - Nghĩa là bày rồng không đầu cát. Tại sao lại như vậy, trong sách dịch nói rồng tượng trưng cho người có tài có đức, cùng hợp tác với nhau mà không có người đứng đầu. Phải chăng câu quân long vô thủ cát ứng với trường hợp 1 và dịch lý cho rằng cát.

Học thuyết độn giáp được hình thành trên cơ sở của các mô hình : Tam tài ( Thiên địa nhân), Can chi, âm dương ngũ hành. Tiên thiên bát quái , hậu thiên bát quái, cửu cung phi tinh. Hiện nay có nhiều trường phái độn giáp được phát triển ở Trung Hoa lục địa và rực rỡ ở Đài Loan. Nhưng thông dụng nhất vẫn là Thời gia kỳ môn học, sau đó phải kể đến niên gia kỳ môn học, nguyệt gia kỳ môn học, nhật gia kỳ môn học.

Trong 60 hoa Giáp ( Lục thập hoa Giáp ) có 6 Giáp được gọi là Thiên Ất quý nhân. Khi tiến hành độn Giáp thì :

* Giáp Tý ẩn dưới 6 Mậu ( Mậu Tý - Mậu Dần - Mậu Thìn - Mậu Ngọ - Mậu Thân - Mậu Tuất ).

* Giáp Tuất ẩn dưới 6 Kỷ ( Kỷ Sửu - Kỷ Mão - Kỷ Tị - Kỷ Mùi - Kỷ Dậu - Kỷ Hợi ).

* Giáp Thân ẩn dưới 6 Canh ( Canh Tý - Canh Dần - Canh Thìn - Canh Ngọ - Canh Thân - Canh Tuất ).

* Giáp Ngọ ẩn dưới 6 Tân ( Tân Sửu - Tân Mão - Tân Tị - Tân Mùi - Tân Dậu - Tân Hợi ).

* Giáp Thìn ẩn dưới 6 Nhâm ( Nhâm Tý - Nhâm Dần - Nhâm Thìn - Nhâm Ngọ - Nhâm Thân - Nhâm Tuất ).

* Giáp Dần ẩn dưới 6 Quý ( Quý Sửu - Quý Mão - Quý Tị - Quý Mùi - Quý Dậu - Quý Hợi ).

Trong Kỳ môn , đem 6 Giáp phân bố vào Cửu cung thì cung đầu tiên là Giáp Tý , tiếp theo là các cung Giáp Tuất- Giáp Thân - Giáp Ngọ - Giáp Thìn và cuối cùng là Giáp Dần.

( Có tài liệu viết : Tam kỳ Ất Bính Đinh là 2, 3, 4

2+3+4 = 9 cửu cung

9x2 = 18 cục âm dương

2x3x4 = 24 tiết khí

Âm dương hai độn trãi bày 24 tiết khí

Lấy Giáp mà thống lảnh 6 nghi chính là theo 1-6 Hà đồ

Lấy 24 tiết bày 8 quái là 3x8 = chính là 3-8 Hà đồ.

Lục Nghi 5,6,7,8,9,10

5+6+7+8+9+10 = 45

45 x 8 = 360 đó là Lục nghi bày 8 tiết (tức 8 quái mỗi quái là một tiết gồm 3 tiết khí = 24 tiết khí) mà thành 1 Chu thiên vậy.)

Như vậy ta thấy rằng :

KỲ MÔN ĐỘN GIÁP = TAM KỲ + BÁT MÔN + ĐỘN GIÁP.

3/ THỨC BÀN KỲ MÔN ĐỘN GIÁP.

Thức bàn Kỳ môn độn giáp được hình thành từ 4 vòng tròn đồng tâm từ lớn đến nhỏ. Mỗi vòng tròn chia làm 8 phần bằng nhau , mỗi phần là 45 độ. Bàn trên cùng chia làm hai mặt âm - dương có thể thay đổi.Trong thức bàn Kỳ môn độn giáp từ trong ra ngoài lần lượt sẽ là : Thần bàn - Nhân bàn - Nhân bàn - Địa bàn. Căn cứ cấu tạo như vậy người ta có thể chế tạo thức bàn Kỳ môn độn giáp sử dụng khá thuận tiên.

1. ĐỊA BÀN :

Địa bàn dựa trên Hậu Thiên Bát quái : Phía Bắc là Khảm -, Đông Bắc là Cấn - 8 , Đông là Chấn - 3 , Đông Nam là Tốn - 4 , Nam là Ly - 7, Tây Nam là Khôn - 2, Tây là Đoài - 7 , Tây Bắc là Càn - 6. Trung cung - 5.

Trong Địa bàn , bắt đầu từ cung Khảm xếp theo thứ tự thuần chiều kim đồng hồ : KHẢM - CẤN - CHẤN - TỐN - LY - KHÔN - ĐOÀI - CÀN . Theo thứ tự đó bắt đầu từ cung Khảm xếp Cửu tinh : BỒNG - NHẬM - XUNG - PHỤ - ANH - NHUẾ- TRỤ - TÂM - CẦM . ( Riêng sao CẦM gửi vào trung cung . Nếu là Dương độn gửi vào cung KHÔN, nếu là Âm độn gửi vào cung CẤN ).

Ngoài ra cũng bắt đầu từ cung Khảm theo chiều kim đồng hồ lần lượt xếp BÁT MÔN : HƯU - SINH - THƯƠNG - ĐỖ - CẢNH - TỬ - KINH - KHAI .

2. THIÊN BÀN :

Thiên bàn tương tự như Địa bàn . Cũng từ cung Khảm 1 , thuận theo chiều kim đồng hồ xếp CỬU TINH : BỒNG - NHÂM - XUNG - PHỤ - ANH - NHUẾ - TRỤ - TÂM - CẦM .

Phương pháp chuyển động Cửu tinh trên Thiên bàn là Trực Phù chuyển động theo CAN.

3. NHÂN BÀN.

Trên Nhân bàn cũng từ cung Khảm - 1 thuận theo chiều kim đồng hồ xếp BÁT MÔN : HƯU - SINH - THƯƠNG - ĐỖ - CẢNH - TỬ - KINH - KHAI .

Bát môn Nhân bàn là Trực Sử chuyển động theo CHI.

4/ THẦN BÀN :

Thần bàn còn gọi là Bát trá môn bàn theo 2 cục ÂM và DƯƠNG.

CỤC DƯƠNG : Bắt đầu từ TRỰC PHÙ theo chiều thuận kim đồng hồ xếp BÁT THẦN :

TRỰC PHÙ - ĐẰNG XÀ - THÁI ÂM - LỤC HỢP - CÂU TRẦN - CHU TƯỚC - CỬU ĐỊA - CỬU THIÊN .

CỤC ÂM : Cũng bắt đầu từ TRỰC PHÙ theo chiều nghịch kim đồng hồ xếp BÁT THẦN :

TRỰC PHÙ - ĐẰNG XÀ - THÁI ÂM - LỤC HỢP - BẠCH HỔ - HUYỀN VŨ - CỬU ĐỊA - CỬU THIÊN .

Phương pháp chuyển động Thần bàn theo phương vị Trực phù trên Thiên bàn.

4/ CÁC THÔNG SỐ CƠ BẢN TRONG THỨC BÀN KỲ MÔN ĐỘN GIÁP.

1/ TUẦN ĐẦU VÀ PHÙ ĐẦU.

10 Can kết hợp với 12 Chi cho ta 60 Hoa Giáp:

Giáp Tý, Ất Sửu, Bính Dần, Đinh Mão, Mậu Thìn, Kỷ Tỵ, Canh Ngọ, Tân Mùi, Nhâm Thân, Quý Dậu

Giáp Tuất, Ất Hợi, Bính Tý, Đinh Sửu, Mậu Dần, Kỷ Mão, Canh Thìn, Tân Tỵ, Nhâm Ngọ, Quý Mùi

Giáp Thân, Ất Dậu, Bính Tuất, Đinh Hợi, Mậu Tý, Kỷ Sửu, Canh Dần, Tân Mão, Nhâm Thìn, Quý Tỵ

Giáp Ngọ, Ất Mùi, Bính Thân, Đinh Dậu, Mậu Tuất, Kỷ Hợi, Canh Tý, Tân Sửu, Nhâm Dần, Quý Mão

Giáp Thìn, Ất Tỵ, Bính Ngọ, Đinh Mùi, Mậu Thân, Kỷ Dậu, Canh Tuất, Tân Hợi, Nhâm Tý, Quý Sửu

Giáp Dần, Ất Mão, Bính Thìn, Đinh Tỵ, Mậu Ngọ, Kỷ Mùi, Canh Thân, Tân Dậu, Nhâm Tuất, Quý Hợi

60 Hoa Giáp Can Chi có 6 con Giáp đứng đầu. Mỗi Giáp có 10 Can Chi, nên gọi là 1 tuần (tuần Giáp), con Giáp đứng đầu gọi là Tuần Đầu.

Trong 10 Can, thì can lẻ tức là Giáp Bính Mậu Canh Nhâm là dương, can chẳn Ất Đinh Kỷ Tân Quý là âm.

Tương tự trong 12 chi, thì chi lẻ là Tý Dần Thìn Ngọ Thân Tuất là dương, chi chẳn là Sửu Mão Tỵ Mùi Dậu Hợi là âm.

Trong 60 Hoa Giáp, Can Chi kết hợp dương can và dương chi, âm can và âm chi, không có trường hợp âm dương lẫn lộn.

(ST)

Tổng số điểm của bài viết là: 16 trong 4 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
2011 Phong Thủy Phương Đông