LONG ĐỒ TAM BIẾN
Thứ ba - 30/06/2020 09:37

Theo các nhà nghiên cứu về Phong Thủy Địa Lý và các Chuyên gia , họ cho rằng Long Đồ nghĩa là đồ hình trên lưng Long mã có sự tương quan theo chiều thuận nghịch biến đổi hệ số 3,và cho rằng số Trời Đất qua 3 lần biến đổi. Trải qua thời gian khá dài , các nhà nghiên cứu và chuyên gia tiệm cận 1 cách tương đối có thể và họ cho rằng học thuyết Hà lạc suy diễn số Trời Đất. Các sách như : ‘Tống văn giám’’chép lời văn “ Long đồ tự “ của Trần Đoàn – “Dịch tượng đồ thuyết “ của Trương Lý đời Nguyên. Lấy câu “ số của Trời Đất là 50 và 5” trong dịch truyện hệ từ thượng làm căn cứ , nói số Trời Đất từ lúc Trời Đất chưa hợp đến lúc trời đất hợp, tiếp đó biến đổi mà thành Long Mã đội đồ, trong đó biến lần thứ nhất thành số trời đất chưa hợp .Bằng cách nhìn nhận theo phương pháp số số học , và nhất là cách tiếp cận theo trục thẳng đứng và nằm ngang tương quan 4 chiều của không gian – Họ cho rằng số trời 25 ở trên , số đất 30 ở dưới, là tượng trời đất, và do trời đất chưa hợp nên 2 số tách riêng. Do sự phân tích cụ thể và họ mặc nhiên cho rằng số trời lấy 5 làm 1 nhóm , cộng có 5 nhóm , gọi là trời 5. Tiếp theo các nhóm ngang dọc đều là 3, gọi là trời 3, cộng các số ngang dọc đều thành 9, gọi là trời 9. Cộng các nhóm ngang dọc đều được số 15 , nên nói số trời “ trong xuyên 3,5,9; ngoài bao 6,10,5’’. Số đất lấy 6 làm một nhóm , cộng có 5 nhóm, 30 mà chia cho 6 , được 5 , tượng là đất. Và cứ thế lần thứ 2 thành số trời đất đã hợp . Các hình số 1 là biến số trời , theo đó ở phía trên , giữa và bên phải đều là số lẻ, ở phía dưới và ở bên trái đều là số chẵn- Là tượng tham thiên lưỡng địa. Hình 2 là biến số đất , ở giữa là 10 , bốn phía là 6,7,8,9 cũng là trời đất đã hợp. Lần biến đổi này , trời đất có sự nhìn nhận chẵn lẻ, là trật tự sắp xếp trời đất đã hợp – 1 đến 5 ở hình 1 là ngũ hành sinh, 6 đến 10 ở hình 2 là ngũ hành thành. Lần thứ ba của sự biến là trên dưới chồng lên nhau hoặc giao nhau thành Long Mã đội đồ. Các nhà nghiên cứu và chuyên gia Phong thủy Địa lý thấy rằng sự hoán vị trong khoảng không gian 4 chiều theo trục thẳng đứng , thì thấy rằng” Đồ hình sinh thành ngũ hành”, tức trời 1 sinh thủy , đất 6 thành , bắc ; đất 2 sinh hỏa , trời 7, thành nam ; trời 3 sinh mộc , đất 8 thành ,đông ; đất 4 sinh kim, trời 9 thành, tây ;ở trung tâm thì trời 5 sinh thổ mà đất 10 thành. Tổng hợp lại thấy rằng giao nhau trong lần biến thứ 3 mà thành Lạc thư ( hình 4). Có rất nhiều thăng trầm về sự tương đối của phép toán logic, nhà nghiên cứu và các chuyên gia mặc định gọi đó là đồ hình cửu cung ; số trời 5 cư ở giữa , mà số đất ẩn tàng, vị trí của bốn số trời còn lại là cung Tứ chính, vị trí của 4 số đất còn lại là cung Tứ ngung. Và cho rằng trừ trung cung ra, 8 cung còn lại mỗi cung cư một phương, là nguồn gốc của 8 quẻ. Chính vì sự hoán chuyển có tính tương đối của phép toán số số học này mà Đời Tống có hai quan điểm trái ngược nhau , tạo ra một chân lý trong khoảng không gian hệ và thời gian số ,có tính ước lệ tương đối chuẩn xác cho học thuật sau này ///.

PHONG THUY QUANG UY

www.phongthuyphuongdong.com.vn

Đt: 083 299 2579 – 0988 637 852 .

 
105528613_2656477604637971_3035076129019829018_o.jpg
 
104595180_2656477614637970_4107650369311432576_o.jpg
 
105683930_2656477641304634_3259033118848174880_o.jpg
 

105859549_2656477647971300_6093510555402236993_o.jpg

Tổng số điểm của bài viết là: 12 trong 3 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
2011 Phong Thủy Phương Đông