PHONG THỦY HUYỀN KHÔNG (2)
Thứ ba - 20/10/2020 10:17
3- Tiên Thiên Bát Quái: từ Hà Đồ người đời sau này khi phát hiện được 8 quẻ dịch mới lập thành 8 hướng và đưa 8 quẻ dịch vào đó (các chữ số là số quẻ tiên thiên)
4-Hậu Thiên Bát Quái : Dựa vào lạc thư, sau này vua Văn Vương nhà Chu mới đổi lại phương vị của 8 quẻ trong Tiên Thiên Bát Quái theo với ý nghĩa và phương vị của 9 số trên Lạc Thư mà đặt ra Hậu Thiên Bát Quái (các chữ số là số của Lạc Thư và cũng là số quẻ Hậu Thiên)
Với việc phát minh và sử dụng 8 hướng trên la bàn, vua Vũ đã có thể tách rời các cặp và phân bố chúng ra khắp 8 hướng, nhưng trên thực tế vẫn là qui tụ về những cặp số của hà đồ tức tiên thiên. Trong Hà Đồ, 1-6 đứng chung ở phía Bắc. Còn trong Lạc Thư , 1 vẫn nằm ở phía Bắc, còn 6 ở Tây Bắc. Nên tuy hình thức là tách rời, nhưng thật ra vẫn là kề vai sát cánh, đứng bên cạnh nhau mà tạo thành thế “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”. Và với sự ra đời của Hậu thiên bát quái, tính chất, phương vị, ngũ hành của cửu tinh và của 8 quẻ đều đã được khẳng định. Nên chúng chính là khởi điểm cho mọi ngành học thuật phương đông, trong đó có phong thủy.
Các quẻ bát quái đứng trong Hậu thiên (cũng như lạc thư) tạo thành một vòng tương sinh.
Phương vị của Cửu tinh trong Hậu thiên bát quái như sau:
- Số 9 nằm ở trên tức hướng NAM. Vì phương NAM nóng, thuộc quẻ Ly-Hỏa nên số 9 mang hành Hỏa.
- Số 1 nằm ở dưới nên thuộc hướng BẮC. Vì phương Bắc hàn lạnh, thuộc quẻ Khảm-Thủy nên số 1 mang hành Thủy.
- Số 3 nằm bên trái thuộc phương ĐÔNG. Vì phương ĐÔNG là quẻ CHẤN-Mộc, nên số 3 mang hành Mộc.
- Số 7 nằm bên phải thuộc phương TÂY. Vì phương TÂY là quẻ ĐOÀI-Kim, nên số 7 mang hành Kim.
- Số 2 là "vai” bên phải, nên nằm tại phía TÂY NAM. Vì phía TÂY NAM thuộc quẻ KHÔN-Thổ, nên số 2 mang hành Thổ.
- Số 4 là "vai” bên trái, nện nằm tại phía ĐÔNG NAM. Vì ĐÔNG NAM thuộc quẻ TỐN-Mộc, nên số 4 mang hành Mộc.
- Số 6 là "chân” bên phải, nên nằm tại phía TÂY BẮC. Vì TÂY BẮC thuộc quẻ CÀN-Kim, nên số 6 có hành Kim.
- Số 8 là "chân” bên trái, nên nằm tại phía ĐÔNG BẮC. Vì phía ĐÔNG BẮC thuộc quẻ CẤN-Thổ, nên số 8 mang hành Thổ.
- Số 5 nằm ở chính giữa (tức trung cung). Vì trung cung là nơi phát sinh và cũng là nơi kết thúc của vạn vật, nên trung cung thuộc hành Thổ. Vì thế nên số 5 cũng mang hành Thổ.

Do đó, phương vị của Cửu tinh trong Hậu thiên Bát quái như sau:

đông nam..............nam...............tây nam
............4................9................2

đông.....3................5................7 tây

............8................1................6
đông bắc.............bắc..............tây bắc
Đây chính là những phương vị "nguyên thủy” của Cửu tinh trong Lạc thư (hay Hậu thiên bát quái). Nhưng khi có những thay đổi về không gian và thời gian thì Cửu tinh cũng sẽ thay đổi hoặc di động theo 1 qũy đạo nhất định. Quỹ đạo đó được gọi là vòng Lượng thiên Xích.
ÂM DƯƠNG – NGŨ HÀNH
Âm dương
Trong cuộc sống chúng ta luôn luôn tồn tại 2 cái trái nghịch nhau:
- Mặt phải và mặt trái
- Vui và buồn
- Quân tử và tiều nhân
- Tối và sáng
- Thuận và nghịch
- Nóng và lạnh
- V. v……..
Trong tất cả những cái giống nhau thì đều có điểm khác nhau
Trong tất cả những cái khác nhau thì đều có điểm giống nhau

Đó là Âm – Dương
Âm dương là hai yếu tố quan trọng trong cuộc sinh thành tiến hoá của vạn vật. Ý nghĩa tuy trái ngược nhau nhưng âm dương luôn luôn dung hoà lẫn nhau, bổ túc cho nhau,…
Âm dương là lưỡng nghi, phân ra làm 4 gọi là tứ tượng:
Thiếu dương: Khí dương còn non.
Thái dương : Dương cực mạnh
Thiếu âm : Âm mới sinh
Thái âm : Âm dày đặc.
Đặc tính :
Dương : Động, nóng, sáng, trong, nhẹ, nổi lên trên, khô ráo, cứng, mạnh, tiến đi xa, mau lẹ, mở. số lẻ, nam, ngày, mặt trới, hoả, bên trái cơ thể.
Âm : Tĩnh, lạnh, tối, đục, nặng, chìm xuống dưới , ẩm ướt, mềm, yếu, lùi trở lại, chậm chạp, đóng, số chẵn, nữ, đất, đêm, mặt trăng, thuỷ, bên phải cơ thể
Trong sự biến hoá tuần hoàn : Âm mạnh thì dương yếu; dương mạnh thì âm yếu
Âm dương như 2 cực nam châm, cùng tính thì chống đẩy nhau, khác tính thì thu hút lẫn nhau. Nhưng trong mọi vật hai yếu tố ấy luôn dung hoà lẩn nhau, tương giao cùng nhau. Cả hai đóng vai trò quan trọng trong cuộc sinh thành của vạn vật.
Âm Dương và sự hình thành tám quẻ tượng
Chu Hy nói rằng : Dịch có Thái Cực sinh hai nghi (âm và dương) , hai nghi sinh bốn tượng (tức thiếu dương, thái dương, thiếu âm, thái âm), bốn tượng sinh bát quái (tức càn , đoài, ly, chấn, tốn, khảm, cấn, khôn) rồi bát quái lại sinh 64 quẻ cũng như rễ thì có gốc, gốc có cành, cành lớn càng ít thì cành nhỏ càng nhiều. Âm trường thì dương tiêu (âm lớn mạnh thì dương mất đi), dương trường thì âm tiêu (mặt trời càng lên cao thì bóng tối dần càng mất đi). Đó là lẽ sinh sinh diệt diệt trong vũ trụ. Như ta từ không mà đến rồi lại sẽ trở về không vậy.
Khôn (địa)
☷ Khi trời đất còn là mội cõi hư vô . Do Đó tính của quẻ là , Hình ảnh của quẻ là lục đoạn, lý là nhu thuận, thuận dã, mềm mỏng, như mặt đất yêu thương mọi vật trên đó (thổ), Dương thuận tòng,hòa theo lẽ, chịu lấy,ẩn, như tuân theo mà được lợi, thấp, nhỏ, tối,là hình ảnh cũa mẹ già. Số tiên thiên là 8, sô hậu thiên là 2 (cũng là số của cửu tinh)
Cấn (sơn)
☶ Không còn ẩn nữa và dương bắt đầu xuất hiện nhưng còn non vì ở ngọn. Do đó tính là Ngưng, hình ảnh quẻ là phủ hạ tức trùm lên cũng là hình trái núi (thổ). Lý là Ngưng nghỉ. Chỉ dã, ngăn giữ, ở, thôi, ngừng lại, đậy lại, để dành, Ngăn cấm, vừa đúng chỗ, che phủ. Ngôi thứ là trai út hay thiếu (dương còn non). Ngôi thứ là thiếu nam (trai út). Số tiên thiên 7, số hậu thiên là 8

Khảm (thủy)
☵ Dương lẩn vào trong tức được đứng vững. Do đó tính là Trụ (cây trụ muốn vững thì cần cắm xâu) hình ảnh là trung mãn (đầy bên trong) là eo thắt, như được bao kín (thủy) , Lý là hãm hiểm, hãm dã, hãm vào trong, bắt buộc, xuyên xâu vào trong, hố xâu, trắc trở, hiểm hóc, gập ghềnh. Ngôi thứ là trung nam (đồng lấy dị mà luận). Số tiên thiên là 6, số hậu thiên là 1
Tốn (phong)
☴ Xuất hiện thêm một hào dương, Âm lui dần về tức ẩn tàng, dấu diếm. Do đó tính là Tiềm. hình ảnh là hạ đoạn (đứt dưới), như cây cổ thụ có rễ tỏa ra (mộc cỗi). Lý là Thuận nhập, thuận dã (chiều theo), thuận theo ý trên, theo xuống, theo tới, theo lui, có sự dấu diếm ở trong. Ngôi thứ là trưởng nữ. Số tiên thiên là 5, số hậu thiên là 4
Chấn (lôi)
☳ Lúc này khí dương đã đủ sức xuống đến gốc để chuẩn bị chu kỳ mới bung lên. Do đó tính là Khởi. Hình ảnh là ngưỡng thượng (chén ngửa), như mầm non mới nhú (mộc non). Lý là động dụng, động dã, bung lên, khởi lên, sợ hải, nổ vang, chấn động, chấn kinh, phân phát. Ngôi thứ là trưởng nam. Số tiên thiên là 4, số hậu thiên là 3
Ly (hỏa)
☲ Xuất hiện một khí dương bên trên ngọn như ngọn lửa tỏa ra. Do đó tính là . Hình ảnh là trung hư, rỗng ở trong , như ngọn lửa thấy vậy mà trong rỗng mà thôi (hỏa). Lý là nóng sáng, lệ dã, sáng sủa, tỏa ra, bám vào, phụ vào, trưng bày, phô trương, trống trơn, không yên. Ngôi thứ là trung nữ (gái giữa). Số tiên thiên là 3, số hậu thiên là 9
Đoài (trạch)
☱ Lúc này dương đã làm chủ đẩy âm hiện lên trên. Do đó tính của quẻ là Hiển. hình ảnh là thượng khuyết, là khuyết mẻ , như lưỡi dao bị mẻ vậy (kim bén , mỏng) . Lý là hiện đẹp, duyệt dã, vui lòng, vui vẻ, ưa thích, nói năng, khuyết mẻ. Ngôi thứ là thiếu nữ (gái út). Số tiên thiên là 2, số hậu thiên là 7
Kiền (thiên)
☰ Dương đã hoàn toàn xuất hiện như một điều hiển nhiên. Do đó tính là Như. Hình ảnh tam liên, tròn đầy , cứng chắc như khối kim loại (kim khối, cục). Lý là cương kiện, kiện dã, mạnh mẽ, cứng mạnh, khỏe mạnh, khô, lớn , cao, dương sáng. Hình ảnh của người Chồng hoặc Cha. Số tiên thiên là 1, số hậu thiên là 6
Tóm lại: sự hình thành tính chất của 8 quẻ qua các giai đoạn từ hư không cho đến hiện tại:
8_Hư – 7_Ngưng – 6_Trụ - 5_Tiềm – 4_Khởi – 3_Vũ – 2_Hiển – 1_Như
Từ tám quẻ tiên thiên khi chồng nên nhau giống như những sự kiện được liên kết lại mà hình thành nên 64 quẻ dịch.///
( St)
Tổng số điểm của bài viết là: 8 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
2011 Phong Thủy Phương Đông