Quan hệ sinh khắc trong Ngũ hành (P3)
Thứ ba - 30/06/2020 09:31

VIII/ Ngũ Hành biến tướng (Dịch Mã)

Dần Ngọ Tuất Dịch-mã ở Thân
Thân Tý Thìn Dịch-mã ở Dần
Tị Dậu Sửu Dịch-mã ở Hợi
Hợi Mão Mùi Dịch-mã ở Tị

Hiệp Kỷ Biện Phương nói: Dịch-mã là số cùng, mà cùng thì phải biến:

1/ Số của Dần Ngọ Tuất Hỏa cục, gặp Thân hóa tướng biến, vì Hỏa sinh ở Mộc mà Mộc lại tuyệt ở Thân, Thân lại là nơi Thủy sinh nên Hỏa biến tướng.

2/ Số của Thân Tý Thìn Thủy cục, gặp Dần hóa tướng biến, vì Thủy sinh ở Kim mà Kim lại tuyệt ở Dần, Dần lại là nơi Hỏa sinh, nên Thủy biến tướng.

3/ Số của Tị Dậu Sửu Kim cục, gặp Hợi hóa tướng biến, vì Kim sinh ở Hỏa Thổ mà Hỏa Thổ tuyệt ở Hợi, Hợi lại là nơi Mộc sinh để sinh Hỏa, ấy là Kim biến mà không cùng.

4/ Số của Hợi Mão Mùi Mộc cục, gặp Tị hóa tướng biến, vì Mộc sinh ở Thủy, mà Thủy tuyệt ở Tị, Tị lại là nơi Kim sinh, nên Mộc biến tướng.

Ý nghĩa của Dịch-mã là tuyệt sứ mà phùng sinh.

BỐN MÙA NGŨ HÀNH VƯỢNG TƯỚNG

Mùa Xuân (72 ngày) hành : Mộc vượng; Hỏa tướng; Thủy hưu; Kim tù; Thổ tử.
Mùa Hạ (72 ngày) hành : Hỏa vượng; Thổ tướng; Mộc hưu, Thủy tù; Kim tử.
Mùa Thu (72 ngày) hành : Kim vượng; Thủy tướng; Thổ hưu; Hỏa tù; Mộc tử.
Mùa Đông (72 ngày)hành : Thủy vượng; Mộc tướng; Kim hưu, Thổ tù; Hỏa tử.
Tứ quý (18 ngày cuối tháng thìn, tuất, sửu, mùi cộng lại 72 ngày) : Thổ vượng; Kim tướng; Hoả hưu; Mộc tù; Thủy tử.

Hành đương lệnh là vượng, ví dụ là Ta đương vượng chính ngôi (ngã); Cha mẹ sinh ra Ta thì Hưu; Con của Ta sinh ra là Tướng; Kẻ khắc Ta phải bị Tù (nhốt lại), ấy là nhờ con Ta là Tướng đi bắt mà nhốt lại; và tất nhiên người bị Ta khắc sẽ Tử.

Xét về hành, mùa Xuân hành Mộc nghĩa là Mộc vượng. Hay còn gọi mùa xuân hành Mộc, không có nghĩa chỉ riêng có hành Mộc mà có đủ thêm 4 hành kia. Nếu coi một mùa là một thể thống nhất, thì có đủ ngũ hành không thể chia cắt, tùy theo mùa đương lệnh mà hành chính danh chính vị.

Cũng lý ấy suy ra,ví dụ người nạp âm mệnh Mộc thì Mộc chính danh chính vị làm chủ, nghĩa là Mộc vượng; Hỏa tướng; Thủy hưu; Kim tù; Thổ tử trong mệnh ấy.

(Theo Pháp Vân – Phòng sách tư liệu
Ngũ hành gồm có KIM (cứng rắn, cố kết), THỦY (lưu động, không ngừng), MỘC (sinh trưởng), HỎA (nhiệt năng), THỔ (mặt đất).
Theo triết học cổ Trung Hoa, tất cả vạn vật đều phát sinh từ năm nguyên tố cơ bản và luôn luôn trải qua năm trạng thái được gọi là: Mộc, Hỏa, Thổ, Kim và Thủy (tiếng Trung: 木, 火, 土, 金, 水). Năm trạng thái này, gọi là Ngũ hành (五行), không phải là vật chất như cách hiểu đơn giản theo nghĩa đen trong tên gọi của chúng mà đúng hơn là cách quy ước của người Trung Hoa cổ đại để xem xét mối tương tác và quan hệ của vạn vật.

Học thuyết Ngũ hành diễn giải sự sinh hoá của vạn vật qua hai nguyên lý cơ bản (生 – Sinh) còn gọi là Tương sinh và (克 – Khắc) hay Tương khắc trong mối tương tác và quan hệ của chúng.

Tương sinh, tương khắc, tương thừa, tương vũ kết hợp thành hệ chế hoá, biểu thị mọi sự biến hóa phức tạp của sự vật.

Luật tương sinh: Tương sinh có nghĩa là giúp đỡ nhau để phát triển. Đem ngũ hành liên hệ với nhau thì thấy 5 hành có quan hệ xúc tiến lẫn nhau, nương tựa lẫn nhau. Trong luật tương sinh của ngũ hành còn bao hàm ý nữa là hành nào cũng có quan hệ trên hai phương diện: Cái sinh ra nó và cái nó sinh ra, ứng dụng vào y học còn gọi là mẫu và tử.

Luật tương khắc: Tương khắc có nghĩa là áp chế lẫn nhau. Sự tương khắc có tác dụng duy trì sự cân bằng, nhưng nếu tương khắc thái quá thì làm cho sự biến hóa trở thành bất thường. Trong tương khắc, mỗi hành cũng lại có hai mối quan hệ: Cái khắc nó và cái nó khắc. Từ quy luật tương khắc, bàn rộng thêm ta có tương thừa (nghĩa là khắc quá đỗi) và tương vũ (nghĩa là khắc không nổi mà bị phản phục lại).

Trong mối quan hệ Sinh thì Mộc sinh Hỏa; Hỏa sinh Thổ; Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc.

Trong mối quan hệ Khắc thì Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc.

Một số học giả trên cơ sở sinh và khắc lại bổ sung thêm chế hóa, thừa thắng và hạ nhục,bổ – tả thực chất là sự suy diễn ra từ hai nguyên lý cơ bản nói trên.

* TÀI TINH: ngũ hành bị mình khắc

Chính Tài: ngũ hành bị mình khắc, nhưng mang tính chất âm dương khác với mình.

Thiên Tài: ngũ hành bị mình khắc, nhưng có tính chất âm dương cùng với mình.

* ẤN TINH: ngũ hành sinh ra mình

Ấn Thụ: ngũ hành, nhưng mang tính chất âm dương khác với mình.

Thiên Ấn: ngũ hành sinh ra mình, nhưng có tính chất âm dương cùng với mình.

* TỶ KIẾP: ngũ hành cùng với mình

Tỷ Kiên: có cùng ngũ hành và tính chất âm dương với mình.

Kiếp Tài: có cùng ngũ hành với mình nhưng khác về tính chất âm dương.

* THỰC THƯƠNG: ngũ hành mình sinh ra

Thực Thần, ngũ hành do mình sinh ra có tính chất âm dương tương tự với mình.

Thương Quan, ngũ hành do mình sinh ra có tính chất âm dương khác với mình.

* QUAN SÁT: ngũ hành khắc mình

Chính Quan: ngũ hành khắc mình, mang tính chất âm dương khác với mình.

Thiên Quan: ngũ hành khắc mình, có tính chất âm dương tương tự với mình.

1.

KIM sinh từ THỔ, THỔ nhiều KIM lấp – cần MỘC khắc bớt THỔ, khiến KIM dễ hiển hiện.

THỔ sinh từ HỎA, HỎA nhiều THỔ cháy – cần THỦY chế ngự bớt HỎA, khiến THỔ được tư nhuận.

HỎA sinh từ MỘC, MỘC nhiều HỎA lụi – cần KIM khắc bớt MỘC, khiến HỎA được cháy sáng.

MỘC sinh từ THỦY, THỦY nhiều MỘC trôi – cần THỔ chế ngự THỦY, khiến MỘC được sinh trưởng.

THỦY sinh từ KIM, KIM nhiều THỦY đục – cần HỎA khắc chế KIM, khiến THỦY được trong sạch.

Ngũ hành quá vượng khiến cho “sinh biến thành khắc”, cần dùng Tài Tinh để bổ cứu.

2.

KIM sinh ra THỦY, THỦY nhiều KIM chìm

THỦY sinh ra MỘC, MỘC thịnh THỦY suy

MỘC sinh ra HỎA, HỎA nhiều MỘC cháy

HỎA sinh ra THỔ, THỔ nhiều HỎA lụi

THỔ sinh ra KIM, KIM nhiều THỔ rỗng.

Ngũ hành quá vượng khiến cho “cái được mình sinh ra quay lại khắc mình” kiểu “con vượng, mẹ suy”, cần Tỷ – Kiếp trợ giúp, dùng Ấn Tinh để khắc chế con, sinh cho mẹ.

3.

KIM khắc được MỘC, MỘC cứng KIM mòn – dùng KIM đốn MỘC

MỘC khắc được THỔ, THỔ dày MỘC gãy – dùng MỘC tiêu bớt THỔ

THỔ khắc được THỦY, THỦY nhiều THỔ lở – dùng THỔ ngăn chặn THỦY

THỦY khắc được HỎA, HỎA mạnh THỦY bay – dùng THỦY dập bớt HỎA

HỎA khắc được KIM, KIM nhiều HỎA tắt – dùng HỎA nung chảy KIM.

Ngũ hành quá vượng khiến cho “cái bị ta khắc quay lại khắc ta, tiêu hao ta”, nguyên lý bổ cứu là dùng Tỷ Kiếp trợ giúp.

4.

KIM suy gặp HỎA, sẽ bị nung chảy – dùng THỔ tiết khí của HỎA, tương sinh cho KIM

HỎA suy gặp THỦY, sẽ bị dập tắt – dùng MỘC tiết khí của THỦY, tương sinh cho HỎA

THỦY suy gặp THỔ, sẽ bị ứ trệ – dùng KIM tiết khí của THỔ, tương sinh cho THỦY

THỔ suy gặp MỘC, sẽ bị sạt lở – dùng HỎA tiết khí của MỘC, tương sinh cho THỔ

MỘC suy gặp KIM, sẽ bị đốn chặt – dùng THỦY tiết khí của KIM, tương sinh cho MỘC.

Ngũ hành suy mà bị chính khắc, cần Ấn Tinh trợ giúp, tiêu hao khí của Quan Sát.

5.

KIM mạnh gặp THỦY, sẽ bị cùn mòn

THỦY mạnh gặp MỘC, sẽ bị hao tổn

MỘC mạnh gặp HỎA, sẽ bớt độ cứng

HỎA mạnh gặp THỔ, sẽ bớt độ mạnh

THỔ mạnh gặp KIM, sẽ bị ức chế.

Ngũ hành quá mạnh (được thế, đắc địa) cần dùng Thực Thương để tiết bới khí.

6.

KIM vượng gặp HỎA, sẽ thành đồ dùng

HỎA vượng gặp THỦY, sẽ được ứng cứu

THỦY vượng gặp THỔ, sẽ thành ao hồ

THỔ vượng gặp MỘC, mới được tơi xốp

MỘC vượng gặp KIM, mới thành rường cột.

Ngũ hành quá vượng (được thời) cần dùng Quan Sát để chế ngự.

Hiện tượng tương sinh, tương khắc không tồn tại độc lập với nhau. Trong tương khắc luôn có mầm mống của tương sinh, trong tương sinh luôn có mầm mống của tương khắc. Do đó vạn vật luôn luôn tồn tại và phát triển.

hành quá vượng (được thời) cần dùng Quan Sát để chế ngự.
(Sưu Tầm)

Tổng số điểm của bài viết là: 8 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
2011 Phong Thủy Phương Đông