Đây là học thuyết tượng số của nhà Lý học Thiệu Ung đời Bắc Tống . Ông căn cứ vào thuyết tương đối để hình thành bát quái trong Dịch truyện , cùng phối hợp với thuyết sinh thành Vũ trụ của Đạo giáo, và tương truyền rằng do đạo sĩ Trần Đoàn truyền cho ông ,qua sự hiểu biết có tính phối ngẫu xuyên suốt đơn lập của bản thân , và được sự ánh xạ quang tuyến của Thần tinh trên cao, ông đã phát minh đồ thức cấu tạo Vũ trụ “ Tức là Tiên thiên bát quái đồ “ định ra 8 phương vị quẻ và thứ tự 64 quẻ Kinh dịch, mặc định chúng trong không gian song lập , dùng để suy đoán , giải thích sự biến đổi của tự nhiên và nhân sự. Theo Hoàng Cực Kinh Thế ,cho rằng đồ hình không có lời văn , nhưng cái lý của Trời Đất vạn vật đều chứa đựng cả trong đó.Theo sự Logic của Triết thuyết các nguyên lý – như nguyên lý tượng số và theo đồ thức này , thì ánh xạ sự hiện hữu của đồ thức có từ khi chưa hình thành Trời Đất – nên mượn hình gọi tên là “ Tiên Thiên Đồ “ , gọi cái kiến thức tương đối của sở học ấy là Tiên thiên học,và cho nó là Tâm pháp !Qua thời gian , các nhà nghiên cứu và các nhà phong thủy địa lý thấy rằng mọi đồ hình đều từ trong tâm mà ra , vạn sự vạn hóa đều sinh ở trong tâm vậy .
Họ cho rằng , quá trình sinh thành Vũ trụ là – Thái cực là 1 vậy, bất động – sinh 2, 2 là Thần vậy. Thần sinh số , số sinh tượng , tượng sinh khí – Thái cực bất động, là tính – Phát tắc Thần , thần tắc số , số tắc tượng, tượng tắc khí – sự biến hóa của khí lại trở về Thần .
Sau hơn ba ngàn năm , các nhà nghiên cứu về địa lý phong thủy cho rằng – đó là quá trình diễn hóa của tượng và số - tức là “ Thái cực sinh lưỡng nghi, Lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái , bát quái đan xen nhau hóa sinh ra muôn vật “
( St )