TIẾT KHÍ và CAN CHI (P1)
Thứ ba - 02/06/2020 09:39

Trong lịch pháp phương đông , những đơn vị thời gian đã được sử dụng gồm có : Phân ( là đơn vị nhỏ nhất = 1/60 của 1 khắc ) Khắc = 1/100 của ngày , mỗi khắc bằng khoảng 14 phút chủ yếu để tính vòng vận hành kinh khí trong cơ thể người ) Giờ ( mỗi canh giờ = 1/12 ngày , ứng với tên một địa chi từ Tý đến hợi ), ngày tháng âm lịch , tiết khí ( như vẫn chia theo mùa ) và năm âm lịch ( 10 thiên can và 12 địa chi kết hợp với nhau , tạo thành vòng tuần hoàn khép kín qua 4 mùa xuân hạ thu đông ) . Số ngày trong năm không cố định , năm bình thường có từ 353 - 355 ngày và năm nhuận có từ 383 - 385 ngày . Vì thế số tháng trong năm là 12 nhưng vào năm nhuận sẽ có 13 tháng . Mỗi năm can chi âm lịch ứng với một năm dương lịch, cứ qua 60 năm lại lặp lại vòng can chi cũ , gọi là Lục Thập Hoa giáp . Các nhà triết học và Thiên văn học đã dùng những đơn vị thời gian này để ghi chép sử, xác định năm sinh của con người , tính toán mối quan hệ xung hợp giữa người với người và con người với tự nhiên .... Tuy nhiên , Tháng và Tiết khí mới là vấn đề chủ yếu , nó quy định những nội dung phức tạp nhất liên quan đến con người và xã hội , vì thế - để hiểu một cách kỹ lưỡng cần phân tích cụ thể .

Một tháng âm lịch là đơn vị thời gian tính bằng một vòng di chuyển của Mặt trăng trên bầu trời . Ngày đầu tháng thì vị trí của Mặt Trăng ở giữa đường thẳng giữa quả đất và Mặt trời . Mặt trăng đi 1 vòng hết 27, 321661 ngày , nhưng vì trong khi mặt trăng quay quanh trái đất , thì trái đất cũng quay quanh mặt trời , vì thế một tháng âm lịch bằng khoảng 29, 503588 ngày . Người ta dùng tuần trăng số lẻ tháng trước cộng với số lẻ tháng sau gần đủ ba mươi ngày thì gọi chẵn là tháng đủ , tháng nào gần đủ 29 ngày gọi là tháng thiếu . Mỗi năm quy định có 12 tháng từ tháng giêng đến tháng chạp , nhưng do tính lịch theo tháng trăng cho nên qua vài năm dồn ngày vào dư ra 1 tháng , tháng này mang tên trùng với tháng chính trước nó ( như tháng 2 nhuận , tháng 4 nhuận ...) Thời cổ , các quan Thái bốc đặt tên các tháng bằng tên các loài hoa hoặc cây thường gặp theo tháng và mùa - tháng Giêng là Nguyên , tháng 2 là Hạnh , tháng 3 là Đào , tháng 4 là Hòe , tháng 5 là Lựu , tháng 6 là Sen , tháng 7 là Đồng , tháng 8 là Quế , tháng 9 là Cúc , tháng 10 là Mai , tháng 11 là Lan , tháng chạp là Lạp .

Người Phương đông xưa còn có phép tính lịch đặc biệt gọi là Tiết khí mà cho đến ngày nay , các bộ môn y học , nông nghiệp , khí tượng , thuật số , phong thủy , kỳ môn , lục nhâm , thái ất , chu dịch .....vẫn sử dụng để theo dõi những thay đổi hoặc biến động về thời tiết những thời gian đó để phòng chữa bệnh, gieo trồng canh nông , dựng nhà , lập mộ , xem vận đoán mệnh .....và dự báo thời tiết khí hậu . Tiết khí là những thời điểm quả đất trên quỹ đạo cách đều nhau bằng 1/24 quỹ đạo của năm , bốn đỉnh của quỹ đạo ở vào bốn tiết khí phân mùa là Đông chí 22/12 - Hạ chí 22/6 - Xuân phân 21/3 - Thu phân 23/9 . Các tiết khí khác ở vào các cung đoạn mà khí hậu có những diễn biến đặc thù nên tên gọi của nó lấy theo tính chất đặc điểm của khí hậu . Mùa Xuân , Mùa Hạ mặt trời ở tiêu điểm gần trái đất là 147 triệu km nên ngày dài đêm ngắn. Mùa Thu , Mùa Đông mặt trời ở tiêu điểm cách xa trái đất là 152 triệu km nên ngày ngắn đêm dài . Mỗi năm có 24 tiết khí , mỗi tiết chia làm 3 hậu , mỗi hậu gồm 5 ngày ..

Còn tiếp

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
2011 Phong Thủy Phương Đông