TRƯỜNG SƠN BẮC
Thứ tư - 12/08/2020 16:12

Có một nguyên tắc của các nhà thám hiểm cũng như nhà Địa Lý Phong Thủy là: Trước khi đến một xứ xở , vùng miền nào , họ thường mường tượng xem đã biết gì , nghe nói gì về nơi ấy ? Trong bài thơ Nước Non ngàn dặm của nhà thơ Tố Hữu có câu :

Trường Sơn Đông nắng , Tây mưa

Ai chưa đến đó như chưa rõ mình

Trường sơn dài dằng dặc như tên gọi , là cột xương sống nối hai miền năm bắc của nước ta . có rất nhiều người ví rằng , Trường sơn và miền trung như chiếc đòn gánh hai đầu là hai thúng thóc – Đồng bằng bắc bộ và Đồng bằng nam bộ .

Dãy Trường sơn bắt nguồn từ cao nguyên Trấn Ninh bên Lào kéo đến tận vĩ tuyến 11, dài trên 1 200 KM , bằng gần ¾ chiều dài đất nước ta . Chưa kể nó còn ăn ngầm xuống sâu như con rồng trồi lên ở vùng Bà Rịa Vũng tàu .

So với các miền núi Tây bắc , dãy Trường sơn chỉ thuộc dạng núi thấp , có độ cao trung bình 900m – 1000m – nhưng nếu chúng ta đi ô tô hay tàu hỏa từ bắc vào nam , sẽ luôn thấy phía Đông là dải đồng bằng hẹp chạy theo biển , còn phía tây núi non trùng điệp như một bức bình phong dài dằng dặc, chính vì thế trong dân gian , dãy núi này còn có tên gọi là dãy Giăng Màn.

Xưa kia đây là vùng núi non hiểm yếu , đã từng là căn cứ địa khời nghĩa của Bà Triệu , Lê Lợi , Phan Đình Phùng ….

Xét về mặt nguồn gốc và hình thái , các nhà Phong Thủy Địa Lý chia dãy Trường Sơn ra hai phần : đó là Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam .

TRƯỜNG SƠN BẮC

Bắt đầu từ dãy Pu Lai Leng ( cũng gọi là Pu Xai Lai Leng ) ăn từ bên  Lào sang Tây Nghệ An . Đây là một khối núi đá hoa cương có đỉnh nhọn cao 2. 711M sừng sững nơi biên giới. Núi non xen kẽ các khe suối xếp lớp nối tiếp nhau , so le nhau nhấp nhô . Dãy Pù mát trải rộng ba huyện miền tây Nghệ an ( Tương dương , Con Cuông , Anh sơn ) có đỉnh cao 1. 841 M vượt trội so với các đồi núi lúp xúp xung quanh . Nơi đây vẫn còn giữ được những khu rừng nguyên sinh rất đa dạng với các loài động thực vật rất quý hiếm , và được UNECO công nhận là một khu dự trữ sinh quyển của Thế giới .

Vùng núi Nghệ tĩnh tiếp tục kéo dài tới Rào Cỏ , một đỉnh núi cao 2. 286M, cũng được cấu tạo bởi đá hoa cương- sau đó mạch núi này còn vượt qua đèo Mụ Giạ và bị ngăn lại trước khối đá vôi Kẻ Bàng ( Quảng Bình )

Vùng núi Nghệ Tĩnh thỉnh thoảng ăn lan ra ven biển thành những dãy núi lẻ tẻ từ Cửa Hội đến Ba đồn , tạo ra dải Hồng Lĩnh được người ta tưởng tượng có 99 ngọn núi nối tiếp nhau. Đây là vùng núi non có nhiều thung sâu lắt léo hiểm trở , nên còn giữ lại được những rừng cây nguyên sinh và bảo tồn nhiều loài chim, thú quý hiếm . Chính tại nơi đây , nhà điểu học Võ Quý đã phát hiện ra loài chim Trĩ mới thế giới chưa từng biết đến . Ông lấy địa danh Hà Tĩnh đặt tên cho nó là Lophura hatinhensis. Năm 1992 , tại vườn Quốc gia Vũ Quang (Hà Tĩnh ) các nhà khoa học cũng tìm thấy con sao La , một loài thú cực kì quý hiếm , sự kiện đó được coi là một phát hiện quan trọng về động vật trong hơn 50 năm.

Mặc dù hiểm trở , song do đứt gãy kiến tạo , hình thành những con đèo vắt ngang qua núi nối liền hai nước Việt Lào, như đèo Keo Nưa cao 734m , đèo Mụ Giạ 418m …. Những đứt gãy ấy ảnh hường đến sự kiến tạo phong thủy vùng miền và cũng tạo ra những con sông đào dòng thoát nước ra Biển Đông , tạo thành các mạng lưới dày đặc các sông ngòi . Vượt qua khối núi đá vôi Kẻ bàng , dãy Trường sơn bắc trở thành một vùng đồi núi thấp chạy sát biển thuộc các tỉnh : Bình – Trị - Thiên . Đây cũng chính là vùng lãnh thổ nước ta thắt eo lại hẹp nhất , bề ngang chỉ chừng 60 – 70 km , tại Quảng Bình có nơi chỉ 40km.

Núi thấp , chủ yếu cấu tạo bới đá phiến hay cát két , nhưng cũng có những núi đá Hoa cương vươn cao lên như đỉnh Co Ta Run 1. 824m cao nhất vùng, đỉnh Ba Rền 1 .137m , đỉnh U Bò 1 . 009m . Khối núi khe ngang chạy ra phía biển , được bao bọc bởi dòng Đại Giang, cũng có đỉnh Co Rong cao 1 . 227m nổi lên như một ngọn tháp .

Dãy Trường sơn vẫn thấp thoáng giăng màn phía tây vùng Trị Thiên, thảng hoặc có những ngọn nhô cao như đỉnh Voi Mẹp 1.701m ở Cam Lộ , đỉnh Động ngải 1 .774m ở nguồn sông Bồ , hay đỉnh núi Mang 1 .708m …

Dãy trường sơn tuy không cao lắm , nhưng phía Tây khá thoải, phía Đông dốc đứng , tạo nên tấm thành chắn gió bão từ Biển đông vào mùa mưa từ các tháng 8,9 trút nước xuống tầm tã. Nước sông đột ngột dâng cao gây lũ nguồn ào ạt đổ xuống làng xóm , đồng bãi .

Gió Lào khô khốc là một đặc sản của Miền Bắc và Trung Trung Bộ . Các nhà Địa lý gọi đó là gió “ Phơn “ hay gió Tây nam khô nóng . Gió này hình thành từ Vịnh Thái lan , di chuyển theo hướng Tây nam – Đông bắc qua Campuchia và Lào . Và đặc biệt , khi tiếp cận dãy Trường Sơn thì tăng tốc, vượt qua và tràn xuống vùng Bắc Trung Bộ và Trung Trrung Bộ . Gió này xuất hiện từ đầu tháng tư đến giữa tháng 9 , thường thổi từ 8, 9 h sáng cho đến chiều tối , mạnh nhất là từ khoảng giữa trưa cho đến xế chiều . Đặc tính hóa lý của nó là rất khô và nóng , làm cho khí hậu các vùng núi trở nên khắc nghiệt, độ ẩm có khi xuống 30% trong khi nhiệt độ lên tới 43 độ C và hơn . Với bầu trời nắng chói chang , gió lại thổi đều đều như quạt lửa nên cây cỏ khô héo , ao hồ cạn kiệt , con người và gia súc bị ngột ngạt , tạo điều kiện cho hỏa hoạn.

Gió Lào ám ảnh trong kí ức con người từng được sinh ra hay từng sống ở nơi đây .

Đúng là :

Trong gió nóng những trưa hè ngột ngạt

Mẹ ru tôi hạt cát sạn hàm răng …

Em mới về em chưa thấy gì đâu 

Chỉ có cát và gió Lào quạt lửa.

 

 Trường Sơn Bắc kéo dài đến dãy Bạch Mã thì kết thúc .//

Phong Thuy Quang Uy

Http://wwwphongthuyphuongdong.com.vn

Đt : 0834 28 2727

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
2011 Phong Thủy Phương Đông