TỨ TRỤ
Thứ sáu - 02/09/2022 11:50
LÀM THẾ NÀO ĐỂ CHỌN DỤNG THẦN CHO ĐÚNG !
KHI BÁT TỰ CÓ BỆNH !
 
Chọn dụng thần cho tứ trụ có ba nguyên tắc: sinh phù – áp chế, thông quan (làm cho thông suốt) và điều hầu. Tùy theo từng mệnh cục mà dùng các phương pháp chọn trên.
CHỌN DỤNG THẦN LÀ SINH PHÙ ÁP CHẾ
Nhật can lấy sự trung hòa, cân bằng làm chính. Thái quá hay bất cập đều là mệnh cục không tốt
Phù (trợ) là cái sinh ra Nhật chủ, là ấn tinh (Chính ấn, Thiên ấn). Tỷ Kiếp cũng phù trợ cho Nhật chủ. Mệnh cục như vậy là hướng đến sự bình hòa.
Áp chế là Quan tinh (Chính quan, Thương quan) khắc Nhật chủ, áp chế Nhật chủ. Thực thần tiết chế Nhật chủ, Tài tinh (Kiếp tài Thiên tài, Chính tài) làm suy Nhật chủ.
Trong trường hợp Nhật chủ suy nhược thì mệnh cục cần được phù trợ. Trong trường hợp này các nhà mệnh lý xưa căn cứ vào số lượng các kỵ thần có mà chọn dụng thần, như:
NHẬT CAN NHƯỢC, TỨ TRỤ CÓ NHIỀU QUAN SÁT:
Lấy ấn tinh làm dụng thần để làm tiết Quan sát, sinh thân. Nếu không có ấn tinh thì lấy Tỷ Kiếp làm dụng thần để làm hao tổn Tài mà trợ cho Nhật chủ.
NHẬT CAN NHƯỢC, NHIỀU TÀI TINH:
Lấy Tỷ Kiếp làm dụng thần để áp chế Tài tinh, trợ giúp Nhật chủ. Nếu không có Tỷ Kiếp thì lấy ấn tinh làm dụng thần, làm tiết tài để trợ cho Nhật chủ.
NHẬT CAN NHƯỢC, TỨ TRỤ NHIỀU THỰC THƯƠNG:
Lấy ấn tinh làm dụng thần để áp chế Thực Thương. Không có ấn tinh thì lấy Tỷ Kiếp làm dụng thần để trợ thân bổ cứu khi bị tiết.
– Nhật chủ vượng, nhiều ấn tinh: lấy Tài tinh làm dụng thần để áp chế ấn tinh, làm hao tổn thân. Nếu không có tài tinh thì lấy Quan Sát làm dụng thần.
– Nhật chủ vượng, nhiều Tỷ Kiếp: lấy Quan Sát làm dụng thần áp chế Tỷ Kiếp, áp chế thân vượng. Nếu không có Quan Sát thì lấy Thực Thương làm dụng thần để tiết Tỷ Kiếp và thân vượng. Nếu không có cả hai thì lấy Tài tinh làm dụng thần để làm hao tổn Tỷ Kiếp, hao tổn thân vượng.
3 cách chọn dụng thần
CHỌN DỤNG THẦN LÀ THÔNG QUAN (LÀM CHO THÔNG SUỐT)
Trong mệnh cục khi có hai loại ngũ hành đối lập nhau, thế lực ngang nhau thì cả hai sẽ bị tổn thất. Cần chọn một ngũ hành khác để cho hai ngũ hành đối địch kia sinh hóa bình thường. Có vậy thì khí của mệnh cục mới được lưu thông. Đó gọi là thông quan.
  • Nếu hỏa kim tương tranh thì lấy thổ làm thông quan dụng thần.
  • Nếu mộc thổ tương tranh thì lấy hỏa làm thông quan dụng thần.
  • Nếu thủy hỏa tương tranh, lấy mộc làm thông quan dụng thần.
  • Nếu kim mộc tương tranh, lấy thủy làm thông quan dụng thần.
  • Nếu thủy thổ tương tranh, lấy kim làm thông quan dụng thần.
DỤNG THẦN LÀ ĐIỀU HẦU
Thiên đạo có âm dương, nóng lạnh. Địa đạo có khô có ẩm. Con người tất chịu ảnh hưởng của thiên đạo, địa đạo. Lấy ngũ hành của Nhật can và chi tháng sinh để xét đến sự ấm lạnh, khô ẩm trong mệnh cục. Nếu quá lạnh thì dùng nhiệt để làm ấm lên. Nếu nóng quá thì dùng hàn để hạ bớt nhiệt đi để tạo trạng thái quân bình. Đó gọi là điều hầu.
Như người sinh vào các tháng mùa hạ, dù cho ngũ hành can ngày là gì, vì ấm quá nên táo, tứ trụ không tránh khỏi việc phải dùng hàn lạnh thấp là hành thủy để điều chỉnh.
Người sinh vào mùa đông, dù can ngày là hành gì thì vẫn là hàn thấp, nên tứ trụ phải dùng ôn táo nhiệt để điều hầu.
Người sinh vào mùa xuân hoặc mùa thu thì hàn ôn, táo thấp vừa phải, nên nhất định phải điều hầu bằng thủy, mà chỉ cần xét sự sinh khắc chế hỏa giữa các hành trong tứ trụ là được.
Ví dụ: Can ngày là Canh kim, sinh tháng đông, không có hỏa ấm thì sẽ rơi vào kim hàn, thủy lạnh. Theo học thuyết ngũ hành, Canh chủ về gân cốt, gân cốt ở tử địa. Khí huyết không thông mà sinh bệnh tật. Nếu trong tứ trụ không có hỏa thì thiếu yếu tố để điều chỉnh. Do vậy phải có cái để điều chỉnh thì mọi cái sẽ hanh thông. Trong trường hợp này, người có mệnh này cần đến phương Nam là đất hỏa để ở. Không những lợi cho cơ thể mà vận mệnh cũng tốt hơn. Đây cũng là cách giải nạn, giải hạn.
Sự hưng vượng của ngũ hành thay đổi theo thời gian. Khi thổ ở trung tâm bao quát cả 4 phương 8 hướng, vào thời gian trước lập Xuân, lập Hạ, lập Đông 18 ngày, các hành đều vượng.///

 

ĐT : 083 299 2579 - 0988 637 852
 

Tác giả bài viết: Thầy BÙI QUANG UY

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
2011 Phong Thủy Phương Đông