Thái Ất thần số 1
Thứ năm - 11/10/2018 07:30

A . XUẤT XỨ:

                   Bộ sách Thái ất thần kinh này được soạn ra từ 3 bộ Thái Ất :
                  1. Thái ất số Thống Tông đại toàn, tựa cẩn đề là ông Nam Hoài, đề tổng tự là ông Lý Tự Minh, đời Càn Long năm Ất Mão, được xuất bản ấn hành do "Chân-Thiện-Mỹ" sách dày 283 trang, khổ (20cm X 14cm), tại Đài Bắc, năm Trung Hoa Dân Quốc thứ 54 (ứng năm ất tỵ 1965) sách gồm 6 thiên do ông Thương Ba đề đáp.
                    2. Thái ất Thống Tông bửu giám, tựa của Quán Sơn Lão Nhân, gồm 20 quyển, sách chép tay do cụ Trần Trọng Đạt cho tôi mượn vĩnh viễn. Sách này đề năm Quý Mão nhằm đời Đại nguyên Đại Đức năm thứ 7 (ứng 1303 dl)
                    3. Bộ Huyền Phạm tiết yếu, do cư sĩ họ Nguyễn Am bạch vân soạn, Đông Dã tiều, họ Phạm sửa lại, được cụ Trần Quang Doãn dịch sang quốc âm, trọn bộ 5 cuốn, đề: Dịch xong ngày 15 Giáp Dần, tháng 6 Kỷ Vị, Năm 4851 tuổi Việt, ứng năm Nhâm Tý (1972 DL), có hai cuốn (1 và 2) ghi cả phần chữ Hán .
B . NGƯỜI DỊCH :
          Cụ Nguyễn Ngọc Doãn (1912 - 1989) Bút hiệu là Thái Quang Việt, Thân phụ của cụ là Đỗ Khuê (nguyễn ngọc giai) một người có tiếng tăm về hán văn ở Hà Nội vào đầu thế kỷ 20. Nguyên quán của cụ là ở làng Bối Cầu, huyện Bình Lục, tỉnh Hà nam. Cụ Doãn đã dich bộ Huyền Phạm tiết yếu là Khuôn Huyền Cô Lại  với trọn bộ 5 cuốn. Ngoài ra, cụ Doãn còn dịch các Bộ như Kỳ Môn Độn Giáp, Thái Nhâm. Soạn bộ lịch Việt tính từ Nhâm Tuất, đời Hồng Bàng nguyên niên (- 2879 trước tây lịch) đến năm 2010, trong đó có nhiều chi tiết nha ngày tốt xấu, tiết khí vũ trụ (tức ngày theo can chi) lịch Việt, lịch Trung Hoa, lịch tây ... cụ mất năm 1989 tại Thành phố Hồ Chí minh
C . LỜI NGƯỜI ĐỀ ĐÁP:
               1. Cụ Thái Quang Việt khi dịch bộ HUYỀN PHẠM TIẾT YẾU đã có lời nói đầu, nội dung tôi sẽ xin trích dẫn ở phần sau. Nay tôi lấy bộ KHUÔN HUYỀN CÔ LẠI làm nòng cốt, lấy bản dịch của cụ Thái Quang Việt làm gốc để soạn thêm một số điểm còn thiếu sót và sửa chữa những con số chưa chính xác. Cái hay của bản dịch là cụ Thái Quang Việt dùng quốc ngữ để truyền những thuật ngữ từ Hán tự sang Việt, khiến cho ai cũng hiểu được nghĩa lý. Nhưng xét trong toàn bộ vấn đề thì việc cụ làm như thế lại khiến người ta bỡ ngỡ và đôi khi không hiểu hoặc khó hiểu. Ví như tên gọi các sao: Đại Du, Tiểu Du, Thái Ất, Thủy Kích, Thái Âm,Thái Dương, ... dịch là Du Lớn, Du Nhỏ, Ất Cả, Mới Kích, Âm Cả, Dương Cả... (việc chuyển sang lời việt như thế là do chủ trương của Hội Nghiên cứu Văn hóa Dân Tộc khuyến khích)
                 2. Cũng nên nói thêm rằng, nếu đọc sách Hán về vấn đề Độn, Dịch, Tam Thao, Ngũ Lược, Thái Ất ,Tử Vi... mà không được người thông thạo trao chìa khóa giả mã và chỉ cách sử dụng thì thật là dễ nản. Ở đây học về Thái Ất, mà không có sách của cụ Trạng Trình dạy vẽ thì không tài nào thành công vì một trong hai bộ sách mà tôi đã dẫn trên chứa đựng nhiều con số sai lạc, những con toán tính sai, nhất là bộ Thái Ất số Thống Tông Đại Toàn. Mặt khác, Thái Ất là thuộc phạm vi Đạo Học , cần có duyên và công phu tu dưỡng mới thu hội được.
                 3. Thực ra, lúc sinh thời chính cụ Trạng Trình cũng thấy Thái Ất thực là khó. Nó khó nhất trong các môn toán của tiền nhân, bởi thế cụ Trạng Trình có soạn bộ Du Lỗ và viết bài tựa về NGỌC TRƯỚNG HUYỀN CƠ để giúp cho những môn đồ có bộ óc không được xuất chúng. Riêng về môn Du ĐÔ - Lỗ ĐÔ, tôi có dich ra rồi. Cụ Trần Trọng Đạt cho biết rằng xưa kia chỉ có các quan làm việc tại triều đình nhà Nguyễn mới biết và bí mật truyền lại cho con cháu (vì thế cụ tổ của cụ Trần Trọng Đạt mới chép tay được một bộ). Nếu đem so sánh với bộ Thái nhâm mà sau này Lưu Bá ôn sưu tầm lại và viết ra (khi tôi đến chơi nhà cụ Doãn, cụ cho xem bản Lục nhâm do người ta thuê cụ dịch, cụ cho tôi mang về nhà đọc trong một tháng- gồm chừng 40 quyển- nên tôi có điều kiện đối chiếu với các bản Nhâm khác). Khi đối chiếu với Kỳ Môn Độn Giáp (mà Khổng Minh xưa đã nhân đó lập thành bảng "Ngọc Hạp Thư" để hằng ngày sử dụng trong quân ngũ) tôi mới nhận ra và thảo luận với cụ Doãn cùng các thân hữu trong Hội nghiên cứu văn hóa Dân Tộc một số vấn đề .

 

Tác giả bài viết: THÁI ẤT THẦN KINH - Nguyễn Bỉnh Khiêm

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
2011 Phong Thủy Phương Đông