Thái Ất thần số 2
Thứ bảy - 13/10/2018 09:20

D. CHÍN ĐIỀU DẪN KHỞI:

ĐIỀU 1: Khoa Toán Thái Ất không phải gốc từ nhà Hán.

1. Phép tính Thái Ất là phép tìm vị trí chừng trên dưới 20 vì sao mà tên gọi phần lớn dùng xã hôi nhà binh để đặt. Đọc bộ Quản Khuy - bộ thiên văn học đời Tần hán, nghe tên các vì sao trời, biết ngay rằng sách đó do người hán làm ra và từ đó được đem dạy. Vì đối với người Tần Hán, học thuật nào du nhập vào xã hội họ, họ hiểu được thì họ viết sang chữ hán, rồi dùng triều đình nhà Hán, trong xã hội nhà Hán mà đặt tên. Vào thời Khang Hy  các khoa thi thường chú trọng vào việc tìm người viết chữ nhanh đẹp hơn là căn cứ vào học lực, được đậu tiến sĩ, tuyển họ vào kho sách, viết và sang tên các bộ sách, hoặc biến chế khác đi những danh xưng, những châu quận ... làm mất tích nguyên bản, hoặc sai lạc đi đối với nguyên bản. Về điểm này  tôi có đến thảo luận với Giáo Sư Nguyễn Hữu Lương (là người làm luận án Tiến Sĩ về triết học đông phương - đã được vào kho sách tại thành phố, để khảo chứng tài liệu của bộ tứ khố toàn thư) thì mới biết rằng môn Thái Ất học chỉ được nhắc đến trong Tứ Khố Toàn Thư như một việc điểm sách mà thôi, không cho ai biết thêm điều gì. Từ đó cụ Doãn đồng ý với tôi là học thuật Thái Ất không phải do người Hán mà có. Cụ Doãn đã soạn thêm bộ lịch lấy tuổi Việt làm mốc các Giáp Tý và các tiết khí trong năm.

2. Lại thử giả thiết rằng: căn cứ vào bài tựa của quyển Thái Ất Thống Tông Đại Toàn do bút hiệu là Nam Hoài (tức là nhớ Phương nam) đem ghép vào hoàn cảnh vua tôi Lê Chiêu Thống chạy sang Trung Hoa trong hoàn cảnh đất nước Việt Nam thuở ấy - ta có lý do mà nói bộ Thái Ất không phải do Hán mà có ... Sự sai sót căn bản về con toán trong sách đó cũng là do chủ ý - có lẽ viết ra là do bị bắt bí ... và tương kế tựu kế.

3. Còn nếu đem bộ Thái Ất Thống tông bửu giám (có bài tựa viết vào năm 1303 - thời nhà Nguyên cai trị Trung Hoa), tức vào đời nhà Trần đời Vua Trần Anh Tông (hưng long năm thứ 11) đối chiếu với bộ Huyền Phạm Tiết Yếu của cụ Trạng Trình ta thấy hai bộ sách này có phần giống nhau. Truyền thuyết cho rằng kinh Thái Ất do dòng họ Lương Nhữ Hốt mang từ Vân Nam về và người biết nó là cụ Lương Đắc Bằng, thân phụ của ông Lương Hữu Khánh. Dòng họ Lương Nhữ Hốt gốc người tỉnh Hải Dương cũng là người đã đem nghề in khắc từ Vân Nam về áp dụng tại vùng Hải Dương. Vào thời nhà Trần, chính Hưng Đạo Vương đã dùng Thái ẤT để chiến thắng quân Mông Cổ. Nguyễn Trãi dùng Thạch Đồ bàn - Tác phẩm soạn ra nói về Thái Ất - của ông để giúp Lê Lợi chiến thắng quân Minh.

4. Bài tựa cuốn Thái ẤT Dị Giản Lục của nhà bác học Lê Quý Đôn cho biết ông đã dựa vào bộ Đào Kim Ca (nấu vàng) của tác giả Khâu Tuấn đời Tống, và lấy tài liệu của bộ Vũ bị Đăng đàn và Thái Ất Xuân Thu để làm ra Thái ẤT Dị Giản Lục. Ông Lê Quý Đôn chú tâm kêu gọi các tướng binh, tướng văn cùng các nhà mưu lược tận dụng môn học Thái Ất để giúp nước . Ông Lê Quế Đường cho biết Thái Ất được nhà Minh bổ chú thêm một phần vào gọi là Nhân Mệnh. Thái ẤT Dị Giản Lục ghi chưa được một nửa Thái ẤT Thần Kinh.

Tác giả bài viết: THÁI ẤT THẦN KINH - Nguyễn Bỉnh Khiêm

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
2011 Phong Thủy Phương Đông