Thái Ất thần số 3
Thứ hai - 15/10/2018 14:24

ĐIỀU 2. Khoa Toán Thái Ất thống tất cả đạo học, lại thống tất cả mọi thuyết được truyền lại là Lục Nhâm và Kỳ Môn đã tản mát trong mọi nhà.

1.Tại sao môn Toán Thái Ất lại thống tất cả các thuyết cổ truyền cùng gốc ở Thiên văn - Địa lý - Âm dương - Ngũ hành như chiêm tinh học, Kỳ môn Độn Giáp, Lục Nhâm ......
Chính trong bộ Huyền Phạm Tiết Yếu cuốn 4 đã nói về Thái Ất một cách uyên áo, xin trích câu trả lời ''Thống tất cả các thuyết cổ truyền của Thái Ất Thần Kinh'' 
Mao tử nói: Lời của nhà Thuật số là nghiêm chỉnh, bộ lục kinh không còn ai dẫn lối; mà Tổ được truyền lại chỉ nói là do các Tiên Thái. Nay Tiên Thái đã qua, lục kinh không còn ai được truyền nối. Đạo tản mát trong mọi nhà. Mỗi nhà dùng thuật mà vận. Nếu vận thấy hợp với đạo thì có nghiệm. Vì thấy có nghiệm nên đem truyền lại, có ba nhà truyền lại rõ ràng nhất là: THÁI ẤT, LỤC NHÂM và KỲ MÔN; ba nhà này đều cho rằng do Tiên Sinh TỀ mà có, rồi lưu lại cho THỦY HẬU. Nhưng vì do lâu đời quá và do bao nhiêu biến thiên, thành ra không khảo cứu vào đâu được.
Đến như LỤC NHÂM, lời Phạm Thiếu Bá nói như sau: Ta bảo rằng phép LỤC NHÂM đến nay đã đổi ngược lại, lời đoán không sát, cho nên không thể coi lời đoán đó do Tiên Thái làm ra.
Còn như Tề Thái Ất, về lý lẽ thì đầy đủ, lại hợp với thuyết của mọi nhà . Vì thế khi nói đến ba nhà, phải lấy THÁI ẤT thống cả (vì lời Thái Ất có 9 tức là 9 số chữ) của thơ Lạc (9 số chữ - xưa gọi là 9 thiên - là phép Vận Thức của Thái Ất qua cửu cung bát quái; kỳ pháp xưa gọi là Phi pháp phi phi pháp - tức là phép dẫn một cực ba, rất huyền vi sẽ nói ở sau)
Nói đến Chủ Khách, Đại Tướng, Tham Tướng, Thủy Kích, các loại ấy đều dựa vài việc binh mà đặt tên. Mượn binh để gọi ngũ hành, chứ không phải dùng ngũ hành để goi ''Binh", vì rằng việc binh là việc thiết thực, cho nên nhờ đó mà soạn: Giản dị mà minh bạch. Nếu không có đặc tính minh bạch và giản dị, thì chẳng dám toán về miếu đường (Thành toán mới nên "hoặc có câu" Phi phù trí quỷ cao tay thông huyền (truyện kiều). Nếu không có đặc tính rõ ràng và đầy đủ, thì chẳng dám tính khối bày ẩn (Thái Ất có 72 cục (khối) dương, 72 cục âm, xếp thành đồ bàn) ''Đoán trận" ví như đoán còn có binh tới nữa vậy. Nếu như suy xét để bày trận là không ngoài việc phải y cứ vào lý thuyết, mà lý thuyết là lời xét định. Nếu lời xét định có quá, thì lỗi không phải do lý thuyết. Vì thế khi gặp trận, phải xét định như lời của Thái Ất . Còn như việc làm bùa phép, tế đảo thì Lục Kinh không dạy. Sách Lục Kinh nói: Nếu bói toán, cáo với Thần Linh, Tế đảo, là thế tất phải xảy đến như vậy thôi .
 Tất cả những lời Kinh Thái Ất chứa toàn là những quy luật và lời xét đoán có tính ước lược, còn tuyệt đối không dạy những điều không rõ ràng. 

 

Tác giả bài viết: THÁI ẤT THẦN KINH - Nguyễn Bỉnh Khiêm

Tổng số điểm của bài viết là: 9 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
2011 Phong Thủy Phương Đông