Thái Ất vận thức:
Thứ hai - 31/05/2021 10:25
1. Cung Vị Thái Ất và biệt số phối cung:
Thái Ất vận thức lấy 9 số của Lạc Thư làm 9 cung chính. Xét về phương vị và Bát Quái là không có sự thay đổi nhưng biệt số các cung nghịch hành chuyển đi 1 vị trí do đó số phối của cung so sánh giữa Lạc Thư và Thái Ất có sự thay đổi.
- Số cung của Lạc Thư là: cung Khảm 1, Khôn 2, Chấn 2, Tốn 4, Trung Cung 5, Càn 6, Đoài 7, Cấn 9, Ly 9
- Số cung của Thái Ất là: Càn 1, Ly 2, Cấn 2; Chấn 4; Trung Cung 5; Đoài 6, Khôn 7; Khảm 8; Tốn 9.
2. Chu kỳ vận hành của thần tinh Thái ẤT và Dương Độn, Âm Độn.
Thần tinh Thái Ất vận hành qua 8 cung chính, ko nhập trung cung.
Chu kỳ kinh hành là 24 tương ứng 24 năm, 24 tháng, 24 ngày, 24 giờ. Mỗi cung sở thuộc Thái Ất đóng ứng 3 số toán. Riêng Thái Ất kể giờ có sự phân định 2 khối ẩn Dương và Âm nên có sự phân định khác nhau về điểm khởi hành:
- Khối ẩn dương (dùng chung cho Tứ Kể): Thái Ất bắt đầu khởi từ cung Càn thuận hành lần lượt theo thứ tự: 1 Càn, 2 Ly, 3 Cấn, 4 Chấn, 5 ko vào Trung Cung; 6 Đoài, 7 Khôn, 8 Khảm, 9 Tốn.
- Khối ẩn âm (chỉ dùng cho Kể Giờ từ Tiết Hạ Chí đến Đông Chí): Thái Ất bắt đầu khởi từ cung Tốn nghịch hành theo thứ tự: 9 Tốn, 8 Khảm, 7 Khôn, 6 Đoài, 5 ko vào Trung Cung, 4 Chấn, 3 Cấn, 2 Ly, 1 Càn.
- Cung sở tại, ý nghĩa của Tam Tài:
Thần Tinh Thái Ất đóng tại mỗi cung sở thuộc thời gian là 3 số toán và hành theo nghĩa lý của Tam Tài. Riêng ở toán Thái ẤT kể năm lại phân rõ 1 số toán hành theo lý thiên, 1 số toán hành theo lý địa, 1 số toán hành theo lý nhân.
Năm thứ nhất Thái Ất hành theo lý thiên, có nghĩa là quản việc trên trời làm sao cho Nhật Nguyệt và các tinh tú không đi lệch khỏi quỹ đạo… Đạo Thiên là như vậy, bậc quân vương hiểu được cứ theo lý của thiên đạo mà hành, nghĩa là biết chính sửa mình, lo việc dân sinh, được như thế thì trời đất trong sáng, vạn vật sinh hóa, điều hòa, dân chúng an cư lạc nghiệp, quốc gia hưng thịnh… ngược lại nếu nghịch lý của thiên đạo là kẻ hung quân, bao ngược thì trời đất tối tăm, sao chổi xuất hiện, thiên tượng hiện ra những hiện tượng quái dị, quốc gia lâm nguy… vì thế mà kinh xưa dạy rằng “người có đức tất có hưng thịnh, kẻ ác nhân chuốc lấy đau thương”
Năm thứ 2 Thái Ất hành theo lý Địa:
Có nghĩa là quản lý việc ở mặt đất, điều hòa tứ thời, 8 tiết khiến mưa thuận gió hòa, không xảy ra tai ương như núi lửa… Địa đạo là vậy, bậc quân vương thuận theo lý của địa đạo là chấm dứt chặt phá, giảm đào đất… thì thiên địa mới cố thể hòa hợp, 4 mùa 8 tiết mới thuận lợi hanh thông, âm dương mới tương hòa. ấy là đặt được đạo trị của địa vận. Ngược lại nếu chặt phá rừng tùy tiện, khởi công khai phá liên tục… nghĩa là nghịch với lý địa thì âm dương bất hòa, thời tiết sẽ biến đổi thái quá, bất cập, hạn hán, lũ lụt, xảy ra, côn sùng sinh hóa phá hoại mùa màng… Tuân theo lý địa làm gì cũng phải tính toán cẩn thận trước sau.
Năm thứ 3 Thái Ất hành theo lý nhân:
Có nghia xlaf quản lý việc con người làm sao cho nhân gian đúng đạo lý, cương thường,… nhân đạo là như vậy. bậc quân vương đạt được đạo nhân là biết giữ gìn quốc giáo, chăm lo cho dân chúng thì thiên hạ thái bình. Ngược lại nếu để cương thường rối loạn, trên dưới bất tuân, gian ác, xa rời trung lương… thì đại họa ắt ập đến không sao hóa giải được.
Quẻ Ất Nhân Mệnh (trang 514)
Bản đồ Thái ẤT thức
1. Tiền đề nhận thức: xuất phát từ tiền đề nhận thức này:
- Trời có 12 thứ (Thần Tinh)
- Đất có 12 thần (Địa Chi)
- Trời có 4 thời (Mùa)
- Đất có 4 di (góc phương hướng)
Nên người xưa phân định bản đồ Thái Ất thành 16 cung dùng để định Thần vị. Tên gọi của các Thần cung Thái Ất đều có liên quan đến ngũ hành, âm dương, bát quái, thời gia, khí hậu.
Cách phân định trên người xưa cho rằng có mối liên hệ trực tiếp với con người và vũ trụ vì vậy thông qua bản đồ Thái Ất có thể chiêm đoán được phúc họa nơi trần thế.
2. Quy luật sắp xếp của 16 cung định Thần vị: Để có 16 cung định Thần vị, tiên hiền xưa dùng 9 cung chính và 12 cung địa chi phối kết: 9 cung chính được phối kết với các biệt số theo thứ tự: Cán 1, Ly 2, cấn 3, chấn 4, trung cung 5, đoài 6, khôn 7, khảm 8, tốn 9.
Vì Thái ẤT kinh hành qua 8 cung ko vào trung cung nên chỉ dùng 8 cung phối với 12 địa chi, 12 địa chi gồm Tý, sửu…. được dùng để phối kết với 8 cung chính.
Cách phối kết như sau:
- Giữa Sửu Dần thêm Cấn, giữa Mùi Thân thêm Khôn, giữa Thìn Tị thêm Tốn, giữa… Khảm được phối ở Tý, Đoài được phối ở Dậu…
3. Biểu tượng và ý nghĩa 16 cung định Thần vị
Địa chủ:
Tý thần gọi là Địa Chủ, ngũ hành Thủy, phương vị chính Bắc, tháng 11 kiến Tý, tại đây dương khí bắt đầu sinh, vạn vật tàng ẩn chủ về lời nói ko ổn định, phối quẻ Khảm biệt số 8
Dương Đức: Sửu Thần gọi là Dương Đức, Thổ, Đông Bắc, tháng 12 kiến Sửu, tại đây dương khí sinh từ từ nuôi dưỡng vạn vật, chủ ban ân giáo dưỡng.
Hòa Đức: Cần Thần gọi là Hòa Đức, Thổ, Đông Bắc, tại đây thời 2 mùa Đông Xuân tương giao, khí âm dương điều hòa, thời tiết ấm áp, vạn vật sinh sôi, chủ về việc hòa hợp, tác thành, phối quẻ Cấn biệt số 3
Lã Thân: Dần Thân gọi là Lã Thân,, Mộc, Đông Bắc, tháng giêng kiến Dần, tại đây khí thuần dwowg vạn vật sinh sôi, ánh sáng lan tỏa ấm áp, chủ về chi phối người và vạn vật.
Cao Tùng: Mão thần gọi là Cao Tùng, Mộc, chính Đông, tháng 2 kiến Mão, tại đây dương khí thịnh vượng, khí dương tạp, vạn vật tốt tươi, chủ về sự phát huy, phối quẻ Chấn, biệt số 4
Thái Dương: Thìn thần gọi là Thái Dương, Thổ, Đông Nam, tháng 3 kiến Thìn, tại đây dương khí đắc vị, sấm sét rền vang, chủ việc tai ách binh đao
Đại Cảnh: Tốn thần gọi là Đại Cảnh, Mộc, Đông Nam, tại đây thời kỳ Xuân hạ tương giao, khí dương cực thịnh, dương tuyệt, vạn vật đủ đầy, chủ về mệnh lệnh, phối quẻ Tốn biệt số 9
Đại Thần: Tị thần gọi là Đại Thần, Hỏa, ĐônG Nam, tháng 4 kiến Tị, tại đây dương khí đã đạt đến cực điểm, hỏa thân đương uy, vạn vật tươi tốt, chủ về phá hoại, lỡ việc,
Đại Uy: Ngọ thần gọi là Đại Uy, Hỏa, Nam, tháng 5 kiến Ngọ, tại đây khí dương thuần, hỏa khí rất nóng, uy đức vận hành chính lệnh sáng tỏ, chủ việc quan chính liêm minh, phối quẻ Ly biết số 2.
Thiên Đạo: Mùi thần gọi là Thiên Đạo, Thổ, Tây Nam, tháng 6 kiến Mùi, tại đây âm khí tăng dần Thiên đạo bất nghịch, địa đạo phát huy lấn lướt, chủ việc ngấm ngầm xấu xa.
Đại Vũ: Khôn thần gọi là Đại Vũ, Thổ, Tây Nam, tại đây là thời điểm hạ thu giao khí, thời tiết nóng bức lui dần, âm khí tăng lên, kim thần nắm lệnh, vạn vật thương tổn, chủ việc hình phạt. phối quẻ khôn biệt số 7.
Vũ Đức: Thân thần gọi là Vũ Đức, Kim, Tây Nam, tháng 7, tại đây âm khí thịnh vượng, vạn vật tàn lụi, chủ việc đổi giời,
Thái Tộc: Dậu thần gọi là Thái Tộc, Kim, Tây, tháng 8, tại đây âm khí thịnh vượng, van vật chín muồi, sản phẩm tích tụ, chủ việc biến đổi, phối quẻ Đoài, số 6
Âm Chủ: Tuất Thần, Thổ, TB, tháng 9, tại đây âm khí đắc vị, là thời của vạn vật điêu linh, chủ việc tai ách, binh tang
ÂM Đức: Càn Thần, Kim, TB, tại đây là thời giao khí Thu Đông, âm khí cực thịnh, khí âm tuyệt, khí dương chuyển động, vạn vật biểu hiện sức sống mới. chủ về việc ban bố ân đức, quẻ Càn, số 1.
Đại Nghĩa: Hợi Thần, Thủy, TB, tháng 10, tại đây dương khí sắp xuất hiện, vạn vật được che chở, chủ việc mưu kế bỏ đi.
Đt : 0834 28 2727 - 0918 816 280
Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
2011 Phong Thủy Phương Đông