CƠ SỞ TOÁN và Ý NGHĨA TRIẾT CỦA THÁI ẤT (tiếp 1)

Tác phẩm “Thái Ất Thần Kinh” được Trình Quốc Công – Nguyễn Bỉnh Khiêm viết thành sách vào những năm cuối đời, khi cụ về sống và dạy học tại quê nhà với “Bạch Vân Am” bên bờ sông Tuyết Giang (nay gọi sông Hàn, thuộc huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng). Với 94 năm sinh tồn trên cõi trần thế, với trí thông minh “Thiên bẩm”, cụ Trạng là người có học vấn uyên thâm, đã tập hợp các kiến thức Đạo Học, Dịch Học và  toán học để viết ra tác phẩm “Thái Ất Thần Kinh”. Xin độc giả nhớ rằng ở thế kỷ XVI việc thực hiện các phép tính số học là hết sức khó khăn và chỉ có số ít các nhà thông thái có thể làm được. Cụ Vũ Hữu (Mộ Trạch, Bình Giang, Hải Dương) đỗ Hoàng Giáp khoa Quý Mùi (1463 – lúc 27 tuổi) được mệnh danh là Cụ Tổ Toán học của Việt Nam, với tác phẩm “Lập Thành Toán Pháp” là một ví dụ hiếm hoi. Chính vì vậy Thái Ất Thần Kinh luôn được coi là một tác phẩm “Triết Học Toán”. Trên thực tế khi đọc “Thái Ất” chúng ta luôn phải “làm toán” để xác định vị trí các sao trên “ bầu trời Thái Ất “

Phần ý nghĩa Triết học của Thái Ất gắn liền với Dịch lý và học thuyết Âm Dương – Ngũ Hành. Sự vận hành của các sao dẫn tới sự biến đổi giá trị tương tác của các sao và những thay đổi của sinh và mệnh. Sự thay đổi của sinh mệnh gắn liền với sự tương tác của Vũ Trụ Tuyến với các sao. Vì vậy Thái Ất Thần Kinh là một khoa học cung cấp cho chúng ta một cách lý giải đối với bài toán “Gene mở và Mở gene”. Sự vận động của các sao tương ứng với sự biến đổi của ngũ hành, dẫn tới sự cảm ứng khác nhau lên Không gian topo di truyền học và từ đó tác động đến hành vi và sinh mệnh của con người.