HUYỀN KHÔNG PHI TINH 14

Phần 14 - thủy pháp
“Sơn quản nhân đinh, thủy quản tài”. Dùng thủy pháp là bố trí thủy tại những nơi có hướng tinh là “tam cát, ngũ cát” để làm hưng vượng tài lộc

Thí dụ nhà Tý hướng Ngọ vận 7, tinh bàn như sau:
...

Nhà này trước nhà là đường lớn tức là hư thủy. Hướng Nam có hướng tinh 6, hướng đông nam có hướng tinh 1, hướng tây nam có hướng tinh 8. Tuy vào vận 7 hướng tinh 6 là tử khí nhưng vì trước nhà có tam cát lại có đường đi nên không đến nỗi suy bại mà tài lộc lại có phần khá. Tuy nhiên vì vận 7 cửa mở tại Ngọ là không có vượng khí nên chỉ bình bình, qua vận 8 thì làm ăn có chiều hướng phát triển tốt hơn. Chỉ có điều sơn tinh 8 bị tù nên con cái đi học xa hoặc xuất ngoại, nhà thưa vắng người.
Trong nhà nếu bố trí thủy vào cung hướng có hướng tinh là tam cát, ngũ cát cũng làm thúc đẩy tài vận (lưu ý nên dùng "thành môn quyết" để vào đúng vị trí)

Thẩm Trúc Nhưng đã nói:Then chốt của "cát, hung, hoạ, phúc" là Sơn thần phải ở trên núi và thuỷ thần phải ở dưới nước. Tức là hướng có hướng tinh là vượng sinh tiến khí cần có thuỷ hoặc trống thoáng hay đường đi. hướng có sơn tinh là vượng sinh tiến khí thì cần có núi hoặc đồi cao hay cây cao.
Hướng vượng gặp nước là vượng thủy. Hướng suy gặp nước thì lại suy hơn. Trái lại, Tọa vượng gặp nước thì lại rất xấu. Do đó, các bố trí về thủy như bồn tắm,bồn rửa mặt, hồ cá, hồ bơi, vòi nước, máy giặt... đều cần phải đặt đúng vị trí để làm cho suy vượng. Phía bên ngoài nhà nếu có thủy nơi các Hướng, Tọa vượng, suy như sông ngòi, hồ ao... có thể thấy được từ nhà nhìn ra thì cũng có ảnh hưởng quan trọng đến những người cư ngụ trong căn nhà đó. Ta có thể dùng thuỷ nhân tạo như làm hồ nước lớn hoặc đài phun nước ở những nơi cần có thuỷ và làm non bộ (lớn) hoặc trồng cây cao tại những nơi cần có sơn (đối với bên ngoài nhà).

Đối với những nhà có hướng không vượng hoặc bị kiêm hướng. Trước hết cần dùng bí quyết thành môn để mở cổng hoặc cửa chính (thí dụ: Nhà toạ dậu hướng mão vận 8 ở hướng có hướng tinh 4 là tử khí nhưng nếu mở cửa chính tại cung giáp thì sẽ đỡ lại tuy vẫn chịu ảnh hưởng của tử khí Tứ Lục, dĩ nhiên là không thể bằng nhà có vượng tinh đáo hướng). Sau là phối hợp thuỷ pháp để kích tài.
Thuỷ pháp còn là cách bố trí thuỷ trong nhà tại những nơi có hướng tinh là:
_ Tam cát : Nhất bạch, lục bạch, bát bạch. Đặc biệt nơi có hướng tinh 6 nếu bố trí thuỷ động như phong thuỷ luân hoặc hồ cá thì sẽ kích tài mạnh vì cặp số 1-6 hoá thuỷ tiên thiên chủ về công danh và tài lộc.
_ Ngũ cát : gồm có tam cát cộng hai sao là vượng khí và sinh khí.
Trong nhà bồn rữa chén, wc, bồn nước đều coi là thuỷ. Tuy nhiên nếu đường nước đi ngầm hoặc đậy kín thì không ảnh hưởng bao nhiêu
Những nơi không nên có thuỷ:
- những hướng tinh hung sát như: 5; 2; 7 ( trừ trường hợp chúng nằm trong ngũ cát)
- các cặp sơn hướng tinh: 2-3; 7-6; 9-7; 2-7; 7-3
- Các khu vực có các sao vận-sơn-hướng đều là sao âm như: 2; 4; 5; 7; 9 thì không nên thấy thuỷ ( thí dụ: 2-5-9; 2-4-7; ....). Nếu có thì sẽ có người đàn bà làm loạn hoặc làm mất hạnh phúc gia đình. Đặc biệt sao toạ là 4 mà có thuỷ thì gia đình tan vỡ, vợ chồng ly thân...


Thuyết cải tạo mệnh vận
Mọi cục diện đều có sơn cùng thủy tận. Khó bề duy trì mãi một thời kỳ. Vì vậy đừng để đến lúc tận cục. Khi bắt đầu cảm thấy không chịu đựng nổi, tức là khí sinh vượng của âm hoặc dương trạch đã suy giảm hoặc cùng kiệt, hoặc sử dụng không hợp thời, thì hãy nhớ câu minh triết của dịch lý: “Cùng tắc biến, Biến tắc thông”. Người am hiểu đại số lạc thư muốn cứu nhân độ thế,có thể sử dụng nguyên lý biết ắt thông,suy tính cách thay đổi cục diện vốn có, để chuyển bại thánh thắng, chuyển bĩ thành thái. Thay đổi, cải tạo bằng cách nào? Người khá giả thì đập đi xây mới, hoặc lợp lại mái nhà vào mÙa khô, ngày nắng ráo, hoặc tạm thời chuyển đi chỗ khác vài tháng sau mới trở về, sẽ thấy ngay hiệu lực của việc thay đổi, cải tạo. Song muốn cải tạo âm, dương trạch, phải tính toán thiên tinh hiện thời cho chuẩn xác, tu tạo phải chọn ngày giờ phù hợp với hành độ của thiên tinh (tinh bàn)
Trích Trạch vận Tân Án


Cách cải tạo mệnh vận, còn gọi là đổi vận thường có các cách sau:
• Đập cũ xây mới.
• Xây mới thêm trên 2/3 diện tích cũ.
• Bỏ nhà trống trên 100 ngày (có nhiều trường hợp 49 ngày đã có tác dụng, nhưng không bảo đảm)
Trong thời gian làm các việc trên chúng ta lo sửa chữa để bố trí cho hợp với tinh bàn của vận mới. Sau đó sẽ chọn giờ lành tháng tốt mà nhập trạch trở lại

Hướng pháp và thủy pháp của huyền không
Phàm xem đất, trước hết xem hình cục của sơn thủy và bình dương có hoàn mỹ hay không. Sau đó đối chiếu vận tinh (sao vận) với địa bàn xem sinh khắc thế nào, tiếp đó lệnh tinh (sao vượng) của sơn hướng có đáo sơn, đáo hướng hay không, rồi xem Chính thần, Linh thân ra sao, tiếp đó xét lệnh tinh chiếu tới Thành Môn, bởi thành môn tùy vận mà biến hóa, xem thành môn nên lấy hay bỏ. Rồi dùng tiêu chuẩn lập hướng tiêu thủy để xác định phân châm tọa hướng, xem có thể kiêm hay không được kiêm. Có người sẽ hỏi: “Nếu âm, dương trạch đáo sơn đáo hướng lại phải thu được vượng khí của thành môn và thu sơn thoát sát, còn phải tùy tiết khí mà chọn đất, thì quá phức tạp, liệu có phương pháp nào đơn giản hơn chăng?. Có thể giải đáp như sau: “Về chân long huyệt, thì nên lấy vượng tinh của hướng, nhưng nếu Thành môn đã thu được vượng khí , thì có thể nhân lúc lệnh tinh đang vượng mà tu sửa. Cách này tương đối đơn giản, nếu phải hạ táng, tuy không có điều kiện chọn ngày, vẫn có thể nạp cát; còn nếu tu sửa phần mộ tối kỵ sát chiếm hướng, nhất là hướng động khí và thủy khẩu.
Phương pháp lập hướng phải chú trọng những gì? Trước tiên phải xem vị trí lai Long nhập thủ, xem có cục nào trong Thiên, Nhân, Địa nguyên, sau đó đối chiếu cục ấy hợp với nguyên, vận nào, nếu thuộc dương lệnh đáo sơn đáo hướng thì có thể lấy mà dùng, nếu thuộc lỡ vận, không đương lệnh, thì dụ hình cục hoàn mỹ cũng chớ tham mà chuốc họa tuyệt diệt, suốt đời ôm hận. Sau khi phân biệt ba nguyên, lại xem thủy lai thủy khu81 (thủy đến, thủy đi), phối hợp sơn hướng, xác định xem có thể kiêm hay không thể kiêm, cần có sao vượng đáo sơn hoặc trhu3y xứ, cần có sao suy đến cửa thủy khứ. Ví dụ: Vận 7 là đầu của Hạ nguyên, là do sao Phá Quân quản cục, thì cần sao đương lệnh 7 đáo sơn đáo hướng, còn ở phương đi của thủy khẩu phải là sao 3,4,5,6 phương đến của thủy khẩu phải là các sao 8,9,1 chiếu tới mới hợp lý khí
Chú thích: Hướng vượng gặp thủy tức là thủy vượng, không gặp thủy, hoặc gặp thứ thủy tù đọng thì là thủy suy.” Thiên Bảo kinh” từng dặn đi dặn lại rằng: “Long phải hợp hướng, hướng phải hợp thủy”.

Có người hỏi:” Lập hướng hai vận 1, 9 là khó nhất, dễ phạm hung hơn cả, nên xử lý thế nào? . Đáp: “Vận 1, 9 như ngụ ý Dương Quân Tùng đã nói: Long Giang Nam đến, Giang Bắc ngóng trông, là phụ mẫu trong vận 9, lại là thống lĩnh trong vận 9, sức long từ xa tới mà sao từ phương vượng đến thường là song hành, nên hai vận 9, 1 đều không có tọa hướng lý tưởng về đáo sơn đáo hướng, duy trong vận 1 chỉ có tọa Ngọ hướng Tý là khả dụng, trong vận 9 chỉ có tọa Canh hướng Giáp là khả dụng. Nếu thế, có phải trừ hai hướng đó , các hướng còn lại đều phạm hung chăng? Không hề! Ở đây, trước hết hãy xem lực của hai Long mạnh hay yếu, tiếp đó xem có phải Long chân huyệt hay không. Nếu lực của hai Long mạnh mà không phạm Quá quái và là sai thố, lại thuộc Long chân huyệt, lai thủy và khứ thủy với lai Long đều cùng một nguyên, hợp thành quẻ thuần túy, thì có thể dùng phép thế quái đem sao vượng đến chỗ lai thủy, ở hướng đó hoặc ở nơi lai Long nhập thủ sẽ có thể phát phúc lâu dài”.
Câu “Chính sơn, chính hướng lưu chi thượng quả yêu ngộ hình trượng” trong Thiên Bảo Kinh của Dương Quân Tùng, có nghĩa là sơn Thiên nguyên cần thủy lưu Thiên nguyên, sơn nhân nguyên cần thủy lưu Nhân nguyên, sơn Địa nguyên cần thủy lưu Địa nguyên, chớ để lẫn lộn. Chữ “Chính” trong “chính sơn chính hướng” nghĩa là sơn thiên can (ví dụ: nhâm, quí, bính, đinh, canh, ất,…) cần kiêm ít chứ không được kiêm nhiếu, nếu kiêm nhiều sẽ phạm sai thố. Ba chữ ”Lưu chí thượng” có nghĩa sơn thiên can không thể khác địa chi với thủy lưu của nguyên, nếu phạm, e sẽ cô quả hoặc bị thua kiện. Do dó, sơn hướng cùng một nguyên cần có phối hợp âm dương. Chính hướng, chính sơn còn gọi là chủ hướng chủ sơn, kiêm hướng còn gọi là Chi Thần , nghĩa là Long, Sa, Thủy đều phải cùng một nguyên với Chính tọa chính hướng, không được cùng nguyên với kiêm hướng (Chi Thần). Đó chính là Thủy pháp, Sa pháp và tôn chỉ lập hướng của Huyền Không phong thủy.
Huyền Không phong thủy lại phân biệt cục Thuận Tử và cục Nghịch Tử, lấy Càn Khôn Cấn Tốn, Giáp Canh Nhâm Bính, Dần Thân Tị Hợi làm Dương. Lấy Tý Ngọ Mão Dậu, Thìn Tuất Sửu Mùi, Ất Tân Đinh Quí làm Âm, đem Dương đặt trong thủy, nghĩa là thủy khẩu lai khứ đều thuộc Dương; đem Âm đặt trên sơn, nghĩa là tọa sơn, triều sơn đều thuộc Âm, thành cục Thuận Tử. Nếu đem Âm đặt trong thủy, đem Dương đặt trong sơn, thì thành cục nghịch tử. Như vậy, mỗi sơn có hai cách dùng, là chính cục và kiêm cục, 24 sơn vị chi là 48 cục, đúng như câu kinh: “24 sơn song song khởi”.//

(ST)

Tác giả bài viết: Thầy Bùi Quang Uy