THẬP NHỊ THIÊN TƯỚNG (tiếp)

THIÊN TƯỚNG NỘI CHIẾN , NGOẠI CHIẾN : Nội chiến là đánh ở trong , ở trong đánh ra, còn ngoại chiến là đánh ở ngoài. Ở ngoài đánh vào , đánh tức là khắc vậy.Chữ Thiên bàn , tức Thừa thần thuộc nội . Còn Thiên tướng thuộc ngoại, vì thế nến thấy chữ thiên bàn khắc thiên tướng thì gọi là nội chiến .
Còn thấy Thiên tướng khắc thiên bàn thì gọi là ngoại chiến . Thí dụ : Như thấy Thân thiên bàn thừa Thanh long, thì gọi là nội chiến vì Thân kim khắc Thanh long mộc, ấy là chữ Thiên bàn khắc chữ Thiên tướng. Thí dụ : Như thấy Sửu thiên bàn thừa Thanh long thì gọi là ngoại chiến vì Thanh long mộc khắc Sửu thổ , ấy là Thiên tướng khắc chữ Thiên bàn( nội chiến và ngoại chiến không luận với cung Địa bàn ). Nội chiến và Ngoại chiến đều ứng điềm hung hại ,nhưng nội chiến sự hại nhiều hơn ngoại chiến .
- Phàm nói Thần tướng tương khắc ấy là nói chung Thiên tướng nội chiến và Thần tướng ngoại chiến , bởi thân tức là thừa thần , hay thiên thần ấy là chữ thiên bàn vậy còn tướng tức là chữ Thiên tướng.
- Phàm nói Thần tướng tương sinh ấy là nói chung chữ thiên bàn sinh thiên tướng , hoặc thiên tướng sinh thiền bàn đều ứng điềm tốt.
THIÊN TƯỚNG THỪA THẦN : Thiên tướng thừa thần ấy là vị thần thừa thiên tướng , tức chữ thiên bàn thừa thiên tướng. Vậy mỗi quẻ nào cũng có an vào 12 chữ thiên bàn và mỗi chữ thiên bàn đều có thừa một thiên tướng, lại do tên của thiên tướng mà đặt tên cho chữ thiên bàn thừa nó ấy là đặt tên cho thừa thần. Ví dụ : Thấy Tý thiên bàn thừa quý nhân , thì gọi quý đó là quý nhân thừa thần , như thấy Tý thiên bàn thừa Thanh long thì lại gọi Tý này là Thanh long thừa thần . Như Ngọ thiên bàn thừa thiên hợp thì gọi Ngọ đó là Thiên hợp thừa thần, hoặc Ngọ Thiên bàn thừa Câu trận thì gọi đó là Câu trận thừa thần …..Phàm Thiên tướng thừa thần gọi tắt là thừa thần được vượng tướng , sinh Can hay đồng loại với Can thì tốt , bằng thừa thần bị Hưu tù, tử hoặc khắc Can hay thoát Can thì xấu ( thoát Can tức Can sinh thừa thần ).
THIÊN TƯỚNG ÂM THẦN : Thiên tướng âm thần là chữ thiên bàn ở trên bản gia của thiên tướng thừa thần. Bản gia của Thiên tướng thừa thần là cung địa bàn đồng một tên với thiên tướng thừa thần , tức là cùng một tên với chữ thiên bàn thừa thiên tướng. Ví dụ : Sửu thiên bàn thừa Bạch hổ thì tìm lại cung Sửu nhưng là Sửu địa bàn. Trên cung Sửu này tất có một chữ thiên bàn, vậy gọi chữ thiên bàn đó là thiên tướng âm thần, nói cho rõ hơn thì đó là Bạch Hổ Âm thần ////

118461766_2717480505204347_3480695527568025050_o.jpg